3 quả na đặc biệt được mua với giá 189 triệu đồng tại khai mạc hội chợ na Chi Lăng năm 2022

(Sóng trẻ) – Tối 9/9, huyện Chi Lăng tổ chức lễ khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022 với chủ đề "Ngọt ngào hương vị xứ Lạng".

Lễ khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022 được tổ chức tại Trung tâm giới thiệu Nông sản Chi Lăng, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Lễ khai mạc có sự tham dự của ông Hoàng Văn Dự - Phó Giám đốc trung tâm Xúc tiến thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông Bùi Duy Quang – Phó Giám đốc trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Du lịch Hà Nội, bà Đoàn Thị Hậu - Ủy viên Ban thường vụ, Chủ tịch hội đồng Nhân dân tỉnh Lạng Sơn và nhiều lãnh đạo đến từ các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh.

Cắt băng khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022. (Ảnh: Hà Trang) 
Cắt băng khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022. (Ảnh: Hà Trang) 

Cách đây hơn 40 năm, cây na đã đến với vùng đất Chi Lăng, từ một giống cây cho quả bình thường, cây na đặc biệt phù hợp với vùng đất và khí hậu Chi Lăng. Na ra sai quả, cho hương vị thơm ngon đặc biệt mà không loại na nơi nào có được. Chính vì thế, na Chi Lăng lọt top 50 sản phẩm đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam.

Hiện nay, vùng sản xuất na Chi Lăng là vùng sản xuất na tập trung lớn nhất cả nước với diện tích đạt trên 2.300 ha. Bằng sự cần cù và sáng tạo, bà con nông dân huyện Chi Lăng thực hiện sản xuất na rải vụ nhằm kéo dài thời gian thu hoạch. Đồng thời, các hộ dân cũng thực hiện sản xuất na theo các tiêu chuẩn nông nghiệp tốt nhằm tăng năng suất, chất lượng quả na.

Đến nay, diện tích na sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP đạt 740 ha, có 04 sản phẩm Na Chi Lăng đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đặc biệt hơn, doanh thu từ quả na đạt khoảng 700 tỷ đồng mỗi năm. Cây na đã trở thành cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.

Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Đinh Thị Thu – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn lên công bố Quyết định về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2022.

 Bà Đinh Thị Thu công bố Quyết định về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2022. (Ảnh: Hà Trang) 
 Bà Đinh Thị Thu công bố Quyết định về việc phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng và cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2022. (Ảnh: Hà Trang) 

Đồng thời, các tập thể, cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu cũng vinh dự nhận Giấy chứng nhận nhằm tôn vinh, khen thưởng sự đóng góp tích cực vào sự phát triển nông nghiệp của địa phương.

Đặc biệt, tại Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022 năm nay, lần đầu tiên tỉnh Lạng Sơn tổ chức đấu giá cho 3 loại quả na đặc biệt.

Với “Quả Na Nữ hoàng”, anh Hùng thuộc Công ty Cổ phần phát triển nhà Bắc Ninh đã trở thành người sở hữu với mức giá 20 triệu đồng. Đây là giống na mới được đưa vào sản xuất, có diện tích trên 25 ha trên toàn huyện.

Tiếp theo đó, “Quả Na bở Chi Lăng” cũng được đấu giá lên đến 50 triệu đồng bởi anh Trung đến từ Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn. Na bở là loại na truyền thống của huyện Chi Lăng, có vỏ mỏng, vị ngọt thanh.

Và cuối cùng “Quả Na dai Chi Lăng” thuộc về chị Trang đến từ Công ty trách nhiệm hữu hạn HCL với mức giá lên đến 89 triệu đồng. Na dai chính là loại quả có diện tích, sản lượng và cho giá trị kinh tế lớn nhất huyện Chi Lăng. Na có vỏ mỏng, cùi dày, ít hạt và cho vị ngọt đậm đà.

Buổi đấu giá 3 quả na đặc biệt đã thu về 159 triệu đồng (Ảnh: Hà Trang) 
Buổi đấu giá 3 quả na đặc biệt đã thu về 159 triệu đồng (Ảnh: Hà Trang) 

Sau đấu giá, 3 quả na đặc biệt đã thu về 159 triệu đồng. Số tiền đấu giá thu được sẽ dành để giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thể vững bước hơn trên con đường đến trường. Đó cũng chính là ý nghĩa cao đẹp mà các vị khách quý muốn giành tặng cho mảnh đất và người dân Chi Lăng.

Trong thời gian tới, huyện Chi Lăng vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển các giống cây na với mong muốn đưa na Chi Lăng vươn xa trên thị trường quốc tế.

Lễ khai mạc Hội chợ Na Chi Lăng và các sản phẩm nông sản kết hợp với hội chợ thương mại năm 2022 kết thúc vào 10 giờ tối cùng ngày.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN