Ăn Tết ngon, khỏe: Các chuyên gia khuyên gì?

(Sóng trẻ) - Vào dịp Tết, hầu hết chế độ ăn uống chỉ dựa vào khẩu vị và sở thích của từng người. Vì vậy, việc cân bằng thức ăn đảm bảo dinh dưỡng vẫn còn là mối băn khoăn.

Tết Nguyên Đán là thời điểm nhà nhà quây quần bên mâm cao cỗ đầy với mong muốn năm mới đầy đủ, sung túc. Những thói quen ăn uống mất cân đối ngày Tết chính là thủ phạm gây nguy hại cho sức khỏe của nhiều người dân. 

Lợi ít, hại nhiều 

Phần lớn các món ăn mà người Việt tiêu thụ vào cơ thể chứa nhiều hàm lượng  chất béo, đường và muối, hầu như không có chất xơ, các loại vitamin thiết yếu. Hơn thế nữa, chúng còn chứa nhiều chất bảo quản và chất phụ gia. 

Chưa kể, nhu cầu sử dụng rượu bia, nước ngọt cao ngày đầu năm mới dễ khiến nhiều người lãng quên hoặc không muốn uống nước lọc. Việc không cấp đủ lượng nước lọc tối thiểu sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, suy nhược, gây ra những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại trong dịp Tết.

screen-shot-2022-01-30-at-9-58-52-pm.png
screen-shot-2022-01-30-at-9-58-52-pm.png

Thói quen ăn uống mùa lễ tết tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe (Ảnh: Dân Trí)

Ngoài ra, nhiều gia đình chọn cách tích trữ đồ ăn có sẵn. Việc bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh có thể làm cho thực phẩm bị thay đổi về cấu trúc, hàm lượng dinh dưỡng bị hao hụt.

ThS. Nguyễn Mạnh Tuân - Giảng viên Viện Nghiên cứu và Đào tạo Y khoa liên tục, bác sĩ tại Bệnh viện Trung ương Tp. Hồ Chí Minh chia sẻ: “Thói quen ăn uống không lành mạnh dịp Tết có thể gây nên một số chứng bệnh như: rối loạn tiêu hoá, nhiễm độc, nhiễm trùng, ngộ độc thực phẩm, sâu răng, béo phì,...”.

Lựa chọn thông minh - tránh sinh bệnh xấu 

Bs. Trịnh Thị Cẩm Tuyên - Chuyên gia dinh dưỡng tại viện H&H Nutrition chia sẻ: “Bất kỳ chế độ ăn nào cũng cần lưu ý đến việc đảm bảo nhóm các chất dinh dưỡng cân đối. Trong bữa ăn chính, mọi người nên tuân thủ nguyên tắc “bàn tay”. Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo khẩu phần ăn dựa trên tháp dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi đã được khuyến nghị”.

screen-shot-2022-01-30-at-10-00-24-pm.png
Nguyên tắc “bàn tay” trong dinh dưỡng thay thế một chiếc cân để tính hàm lượng dinh dưỡng cho từng chất (Ảnh: BeFresco Việt Nam)

 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người nên hạn chế uống rượu bia, nước giải khát. Thay vào đó, chúng ta cần bổ sung cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước lọc mỗi ngày. 

Với những người đã có sẵn bệnh lý nền như: béo phì, đau dạ dày, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch,... cần tuân thủ nguyên tắc sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ. Một số thực phẩm các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh như: cá, hạt dinh dưỡng, trái cây, sữa chua, nước lọc,...

Trong tình hình dịch COVID - 19 vẫn ở mức đáng lo ngại, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên hạn chế đi lại, đảm bảo 5K phòng dịch. Đồng thời, mỗi người cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp vận động thể lực tại nhà để nâng cao sức đề kháng trong ngày đầu năm mới. 

Bước đệm cho hương vị Tết ngon 

Trao đổi về cách bảo quản thực phẩm ngày Tết, ThS, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tuân cho biết: “Những cách bảo quản thực phẩm trong dịp Tết không quá khác biệt so với ngày thường. Song, các gia đình cần lưu ý đến những món ăn chính như bánh chưng, giò chả, bánh mứt,...”.   

Bánh chưng là một món ăn truyền thống không thể thiếu của các gia đình dịp Tết đến, xuân về. Bánh chưng sau khi đã được nấu chín, đóng gói kỹ càng có thể giữ được vị thơm ngon 3 - 5 ngày trong ngăn mát và khoảng 20 ngày trong ngăn đá tủ lạnh. 

Bên cạnh bánh chưng, giò chả cũng là một món ăn thân thuộc trong mâm cơm Tết người Việt. Nhiều người sản xuất giò chả bất chấp sử dụng hàn the - chất cấm trong chế biến để giữ cho món ăn tươi lâu, giai giòn, kích thích vị giác người tiêu dùng. Chính vì vậy, mọi người nên lựa chọn mua giò chả tại những nơi uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

screen-shot-2022-01-30-at-10-01-17-pm.png
Cần phân loại, vệ sinh kỹ càng đồ đựng và thực phẩm trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh (Ảnh: Dân Trí)

 

Các loại bánh mứt rất dễ bị chảy nước trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao. Để đảm bảo hương vị và kéo dài thời gian sử dụng, người dùng nên bọc bánh mứt trong túi nilon hoặc hộp kín. Ngoài ra, mọi người có thể thêm một lớp đường phía trên để hỗ trợ  hút ẩm trong quá trình bảo quản.

Đối với các loại thực phẩm thông thường như thịt, cá,... các gia đình nên phân chia thành hai loại là thịt chín và thịt sống. Với rau củ quả, người dùng cần lựa chọn những sản phẩm không bị dập nát, giữ nguyên độ tươi sống và bao bọc bằng giấy thường hoặc các loại “túi biết thở” trên thị trường.  

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN