Ba điều rút ra từ buổi học nại khoá

(Sóng trẻ) Mỗi cuộc gặp gỡ, mỗi chuyến đi…ít nhiều đều để lại những dấu ấn cho mỗi người. 3 giờ gặp gỡ trao đổi về nghiệp vụ với nhà báo Đỗ Doãn Hoàng (phóng viên báo Lao Động), thời gian tuy ngắn ngủi nhưng thật lý thú, bổ ích đối với sinh viên báo chí chúng tôi.

18h ….tiếng chuông điện thoại báo hiệu có tin nhắn. Tin nhắn của lớp phó học tập. Tôi đoán già đoán non chắc lại nghỉ học hay đổi tiết gì đây…Và đúng vậy: “Các bạn ơi, ngày mai có nhà báo Đỗ Doãn Hoàng bên báo Lao Động đến giảng. Vì danh dự của tập thể lớp, mong các bạn đi học đúng giờ vì thầy Hoàng không thích đến muộn, đúng 6h50’ nhé”.

Tôi thực sự háo hức vì ngày mai được gặp một nhà báo, dù chưa biết thầy là ai!

Bước đến lớp, 6h53’. May quá, lớp phó học tập vẫn đang chờ đón thầy ở nài cổng trường. Mình đã muộn mà không muộn! Lớp vẫn như thường lệ, cùng nhau chia sẻ bữa sáng…Thầy bước vào lớp : “Tôi xin lỗi vì đã đến muộn 15 phút”. Không những “xin lỗi” mà trước đó thầy còn gọi điện cho cán bộ lớp báo đến muộn một chút vì tắc đường. Thế mà chúng tôi bao lần hẹn nhau làm việc nhóm: đến muộn là cơm bữa, khi xin lỗi lại cho là khách sáo…Cả nhóm lẳng lặng nhìn nhau rồi cúi đầu vì đã hiểu ý thầy và bài học đầu tiên được rút ra ngay từ những phút đầu tiên: “Hãy dành sự tôn trọng đối với người khác, nếu bạn muốn được tôn trọng !”.

Bài giảng của thầy là những câu chuyện từ xưa tới nay, từ miền Trung ra miền Bắc rồi vào miền Nam, trong nước, nài nước…Tất cả không theo một kết cấu logic nào. Thoáng nghe đó có thể là những câu chuyện không đầu không cuối, thậm chí “vụn vặt” hay có phần “dung tục”. Nhưng nếu lắng nghe, tiếp thu một cách nghiêm túc thì đó thực sự là một bài giảng với những lời khuyên, sự chia sẻ của một người thầy, một người anh, một nhà báo sống hết mình cho nghiệp báo chí. Bởi đó là những trải nghiệm từ cuộc sống hiện thực của một nhà báo đam mê viết phóng sự mà không ít lần đã  từng  nghĩ “nếu không viết phóng sự thì không biết mình làm được gì cho xã hội. Nếu đến khi 50 tuổi nhìn lại bạn không hối hận vì đã chọn nghề báo thì nghĩa là bạn đã sống và yêu nghề”.

Cứ say sưa trải lòng mình kể về những buồn, vui, với những bằng phẳng xen lẫn gập ghếnh, chông gai của những chuyến tác nghiệp…và thầy đã đánh thức tôi - một sinh viên luôn nghĩ rằng mình “sẽ” cố gắng để trở thành một nhà báo tốt bằng một nhận định: “Sinh viên báo chí năm thứ 2 mà chưa viết được cái gì thì đó là một sinh viên tồi”.  Đây cũng là điều mà tôi luôn trăn trở. Ở một khía cạnh nào đó tôi đồng ý với thầy nhưng tôi đã đứng lên phản biện lại. Đương nhiên, tôi có những lý lẽ để thầy cũng đồng tình với tôi. Nhưng tôi cũng đã hiểu, một người coi trọng nghề nghiệp, lao động bằng mồ hôi nước mắt, biết cống hiến và hi sinh sẽ không bao giờ chấp nhận được những hành vi thiếu tôn trọng công việc, hời hợt và dễ dãi trong lao động nghề nghiệp. Tôi có “chính thức” bốn năm học trước khi  bước vào nghề. Một năm đã trôi qua, tôi đã học được gì? Khi mà có những tên tuổi nổi danh trong làng báo Việt Nam tôi chưa một lần nghe tới. Năm học thứ hai, thứ ba tôi sẽ học được gì nữa, khi mà viết không phải là trách nhiệm và đam mê hiện tại? Những câu chuyện dẫu ngắn ngủi từ thầy nhưng cũng đã kịp giúp tôi rút ra bài học thứ hai: “Sự tích luỹ là cần thiết cho một nhà báo và phải bắt đầu ngay trước khi quá muộn”.

“ Tôi sợ những người không biết từ chối ”- bài học về “sự từ chối”. Giữa hàng trăm, hàng ngàn luồng thông tin, bạn phải biết lựa chọn thông tin để tiếp nhận. Hãy đón nhận tất cả bằng một tâm thế và chính kiến vững vàng. Lựa chọn cái này nghĩa là bạn phải từ chối cái kia. Quả thật rất đáng sợ nếu như chúng ta không biết từ chối chính đáng, nhất là đối với nghề báo – “bút sa thì gà chết”. Bạn sẽ chỉ có thể từ chối và lựa chọn chính xác, trung thực và khách quan nếu quyết định đó xuất phát từ trái tim (lương tâm nghề nghiệp) và trí tuệ (hiểu biết và kĩ năng nghề nghiệp) của chính bạn. Kết quả đó được chứng minh bằng những phẩm tác báo chí “làm cho người ta cười, làm cho người ta khóc, thay đổi nhận thức và đi tới hành động”.              

Ba bài học và nhiều hơn thế được rút ra sau buổi học nại khoá “xấp xỉ” ba giờ đồng hồ. Cảm ơn thầy đã đến để tôi nhận ra rằng tôi đang là một sinh viên tồi; để tôi biết mình cần phải làm gì ngay bây giờ cho những ngày mai sau. Thầy đã tiếp thêm ngọn lửa đam mê nghề nghiệp trong tôi! Tôi đã tự hỏi tại sao thầy lại lựa chọn đề tài là những mảnh đời bất hạnh mà không phải là đề tài khác để đốt cháy cho niềm đam mê?...

Kết thúc buổi học tôi đã đi tìm những phóng sự của thầy: đọc, suy nghĩ, hoàn thiện bài học… Tôi đã hiểu vì sao thầy từ chối, vì sao thầy lựa chọn. Tôi đã hiểu thế nào là “làm cho người ta khóc, làm cho người ta cười” và cuối cùng là làm được gì cho xã hội. Vì trở thành một nhà báo thì không khó nhưng trở thành một nhà báo “chân chính” thì thật chẳng đơn giản và không phải là chuyện ngày một ngày hai. /.

                                  Mai Thuý An

                Lớp truyền hình K 27A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN