Cầu Long Biên – giá trị còn mãi với thời gia
(Sóng Trẻ) - Trải qua bao thăng trầm và biến cố, cây cầu xưa cũ vẫn ngày ngày đồng hành cùng người Hà thành, trở thành một biểu tượng, một nét đẹp giản dị cho mảnh đất ngàn năm văn hiến.
Được xây dựng trong 3 năm từ 1899-1902, cho đến nay, cầu Long Biên đã có “tuổi đời” hơn 109 tuổi. Sau những đợt tấn công, tàn phá dữ dội của quân giặc trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ, cây cầu “già nua” vẫn kiên cường đứng vững trên dòng sông Hồng trải dài. Cũ kĩ là thế, đơn sơ và giản dị là thế, cầu Long Biên vẫn mang những giá trị tinh thần không đổi suốt bao đời nay.
Ngày xưa…
(Nguồn: internet)
Sự nhộn nhịp, đông vui là những nét chính để mô tả cầu Long Biên của những ngày trước. Nằm bắc ngang con sông Hồng, là cầu nối giao lưu buôn bán của các vùng lân cận với thủ đô, cầu Long Biên vốn đã được “khoác một bộ áo nhiều màu” ngay từ những ngày đầu với đủ những màu sắc của phương tiện đi lại và hàng hóa buôn bán. Sầm uất và náo nhiệt, nhịp sống Hà Nội ngày ấy nằm cả trên cây cầu đó.
Ngày nay…
Đi cùng sự thay đổi của thành phố, cầu Long Biên đã không còn là trung tâm sầm uất nhộn nhịp bậc nhất như ngày xưa. Cầu Long Biên ngày nay dường như im lìm hơn, thu mình hơn giữa nhịp sống tấp nập của Hà Nội. Thế nhưng những giá trị của nó vẫn được gìn giữ, không thay đổi.
Bắc ngang con sông Hồng trải dài tít tắp…
(Ảnh: Trí Công)
Lặng lẽ và yên bình trên những cánh đồng bất tận…
(Ảnh: Trí Công)
Già nua và cũ kĩ...
(Ảnh: Khánh Huy)
Nhịp sống Hà Nội vẫn tấp nập dưới chân cầu…
(Ảnh: Lâm Linh)
Vẫn còn những phiên chợ chiều náo nhiệt…
(Ảnh: Trí Công)
Cuộc sống rồi sẽ thay đổi, mới hơn, hiện đại hơn nhưng mỗi khi nhắc tới Hà Nội, dù là trong quá khứ hay hiện tại và tương lai, cầu Long Biên vẫn sẽ mãi là biểu tượng cho những giá trị được gìn giữ, cho những yêu thương được trao gửi của những con người luôn gắn bó với mảnh đất này.
Được xây dựng trong 3 năm từ 1899-1902, cho đến nay, cầu Long Biên đã có “tuổi đời” hơn 109 tuổi. Sau những đợt tấn công, tàn phá dữ dội của quân giặc trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ, cây cầu “già nua” vẫn kiên cường đứng vững trên dòng sông Hồng trải dài. Cũ kĩ là thế, đơn sơ và giản dị là thế, cầu Long Biên vẫn mang những giá trị tinh thần không đổi suốt bao đời nay.
Ngày xưa…
“Hà Nội có cầu Long Biên
Vừa dài vừa rộng bắc ngang sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi”
Vừa dài vừa rộng bắc ngang sông Hồng
Tàu xe đi lại thong dong
Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi”
(Nguồn: internet)
Sự nhộn nhịp, đông vui là những nét chính để mô tả cầu Long Biên của những ngày trước. Nằm bắc ngang con sông Hồng, là cầu nối giao lưu buôn bán của các vùng lân cận với thủ đô, cầu Long Biên vốn đã được “khoác một bộ áo nhiều màu” ngay từ những ngày đầu với đủ những màu sắc của phương tiện đi lại và hàng hóa buôn bán. Sầm uất và náo nhiệt, nhịp sống Hà Nội ngày ấy nằm cả trên cây cầu đó.
Ngày nay…
Đi cùng sự thay đổi của thành phố, cầu Long Biên đã không còn là trung tâm sầm uất nhộn nhịp bậc nhất như ngày xưa. Cầu Long Biên ngày nay dường như im lìm hơn, thu mình hơn giữa nhịp sống tấp nập của Hà Nội. Thế nhưng những giá trị của nó vẫn được gìn giữ, không thay đổi.
Bắc ngang con sông Hồng trải dài tít tắp…
(Ảnh: Trí Công)
Lặng lẽ và yên bình trên những cánh đồng bất tận…
(Ảnh: Trí Công)
Già nua và cũ kĩ...
(Ảnh: Khánh Huy)
Nhịp sống Hà Nội vẫn tấp nập dưới chân cầu…
(Ảnh: Lâm Linh)
Vẫn còn những phiên chợ chiều náo nhiệt…
(Ảnh: Trí Công)
Cuộc sống rồi sẽ thay đổi, mới hơn, hiện đại hơn nhưng mỗi khi nhắc tới Hà Nội, dù là trong quá khứ hay hiện tại và tương lai, cầu Long Biên vẫn sẽ mãi là biểu tượng cho những giá trị được gìn giữ, cho những yêu thương được trao gửi của những con người luôn gắn bó với mảnh đất này.
Lâm Linh
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận