Chàng sinh viên nghèo Lê Văn Đức và những nỗ lực không ngừng nghỉ trong cuộc sống

(Sóng trẻ) - Xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng với lòng ham học và nghị lực vượt khó, chàng trai Lê Văn Đức 23 tuổi đã vươn lên trở thành Giám đốc Trung tâm gia sư, giảng viên trường Trung cấp Bách khoa Hà Nội… đồng thời luôn tích cực giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và trong cuộc sống thường ngày.

Bản lĩnh nuôi dưỡng ước mơ của chàng sinh viên trẻ

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo tại xã Việt Lập, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ nhỏ Đức đã có ý thức sâu sắc về trách nhiệm vượt lên số phận của chính mình.

Đức tâm sự: “Không rõ từ khi nào, mình luôn có niềm đam mê mạnh mẽ với sách vở. Mình nuôi ước mơ trở thành một người giáo viên, truyền thụ lại tri thức cho những thế hệ trẻ mai sau. Ước mơ ấy chính là động lực quan trọng giúp mình vượt qua mọi khó khăn, thử thách”.

Nài những giờ lên lớp, Đức còn tranh thủ làm thêm, giúp đỡ bố mẹ. Cuộc sống cứ thế trôi qua, ước mơ cũng theo đó lớn dần. Cho đến ngày Đức thi đỗ vào Học viện Công nghệ Bưu chính viên thông, cậu đã nhen nhóm ý tưởng thành lập Trung tâm gia sư. 

Để mở màn cho ý tưởng này, Đức đã nhận gia sư miễn phí cho 12 em ôn thi đại học. Tất cả các em đều có những thành tích xuất sắc 9/12 em đỗ đại học vào các trường Đại học Nại Thương, Học viện Bưu chính, Đại học Hà Nội, Học viện Tài Chính…

Với khởi đầu đầy khả quan, năm 2013, Đức quyết định mở Câu lạc bộ Trung tâm gia sư tại nhà ở Hà Nội và trở thành Giám Đốc của Trung tâm khi mới chỉ 23 tuổi. Trung tâm của Đức mở tại phòng 208, khu tập thể B9 thuộc Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội. Trung tâm hoạt động tốt, chỉ trong một thời gian ngắn đã gây dựng được uy tín. Được đà, Đức lại quyết định mở thêm một cơ sở tại Mỹ Đình, Từ Liêm. Đức cho biết: “Ban đầu, mọi thứ thật khó khăn vô cùng nhung với sự giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè và người thân, cuối cùng, mình cũng đã làm được”.

Hiện tại CLB gia sư của Đức đang mở các lớp đào tạo nại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Trung, Tiếng Nhật, các lớp ôn thi khối A, B do chính Đức lên lớp.  

af83f50e6_1239724_539217299485509_745906378_n.jpg

Lê Văn Đức trong một giờ lên lớp tại Trung tâm gia sư

“Hình như mình có duyên với nghề giáo hay sao ấy, tại bản thân mình đang làm trái ngành, nhưng thật sự trở thành thầy giáo là một niềm đam mê của mình” - Đức tâm sự.

Dám sống vì người khác
 
Cũng trong thời gian này, Đức và các bạn bè của mình sáng lập ra tổ chức TYS – Hội đồng hương sinh viên huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Tân Yên là huyện đầu tiên ở Bắc Giang thành lập hội sinh viên có quy mô lớn với hơn 4000 thành viên. Sau một năm cố gắng và hoạt động tích cực, Đức được bổ nhiệm làm Chủ tịch hội đồng hương sinh viên Tân Yên. 

Từ khi lên làm Chủ tịch, Đức đã đề xuất nhiều dự án, chương trình tình nguyện hết sức nhân văn như: Chương trình Tư vấn tuyển sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Tân Yên để giúp các em học sinh có định hướng đúng về tương lai nghề nghiệp và chọn trường thi hợp lí; chương trình “Xuân yêu thương” để tặng quà cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn…


cfbdad9fa_537929_335995119844098_538203462_n.jpg

Đức tham gia dự án tình nguyện của Hội đồng hương sinh viên huyện Tân yên

Nổi bật nhất là chương trình: “Sinh viên đất Cầu Vồng đồng hành cùng Em tôi đi thi”. Đức cùng đồng đội của mình tổ chức đưa 200 học sinh/năm đi thi, tất cả các bậc phụ huynh đưa con em đi thi cũng đều có chỗ ở riêng do các thành viên của Hội liên hệ trước. Hơn nữa Hội tổ chức thuê 9 chiếc xe khách đưa đón phụ huynh và học sinh tận nơi ra Hà Nội thi sau đó Đức cùng các thành viên đã tổ chức cho các em thi thử đại học. Sức lan tỏa của chương trình đã vượt ra khỏi quy mô của một huyện, một tỉnh và đã được các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội biết đến, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần.

Nguyễn Thành Trung (1995) sinh viên năm nhất Đại học Điện Lực là một trong số học sinh đã từng được Đức dạy kèm suốt 3 năm chia sẻ: “Với em, thầy không đơn giản chỉ là thầy. Con người ấy với những sự cởi mở, chân thành, luôn gợi cho em có cảm giác rằng đó là một người bạn, một người anh ấm áp yêu thương. Em không chỉ được thầy dạy học mà còn được thầy chỉ bảo, giúp đỡ rất nhiều trong cuộc sống".

Khi được hỏi rằng động lực nào đã khiến Đức có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội,. từ thiện như vậy, cậu chỉ cười nhẹ và nói: "Mình chỉ nghĩ đơn giản rằng mỗi ngày chúng ta sống, luôn luôn là vì chính chúng ta. Thay vì lúc nào cũng chỉ biết mỗi bản thân mình, sống khép kín trong những dự tính riêng, mình muốn giành ra một chút thời gian để sống khác hơn, nghĩ khác hơn, hành động vì những người khác và đem đến cho họ một chút gì đó mới mẻ trong cuộc sống. Thế thôi, với mình, động lực đơn giản là như thế".

Cao Thị Khai
Giáo dục chính trị K31A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN