Chuyện nghề nhà báo - Những chú ong cặm cụi lấy chuyện đời làm mật hoa

(Sóng trẻ) - Gần đây, tôi có dịp được ghé thăm Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Sóc Sơn. Tại nơi này, được lắng nghe những câu chuyện về năm tháng làm nghề của những cán bộ phát thanh viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, tôi chợt thấy mình yêu nghề báo đến lạ. 

“Nếu không làm nghề báo, làm sao tôi có thể trò chuyện và chia sẻ cùng với những con người phi thường đó”

Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Sóc Sơn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng. Đây là cơ quan có chức năng phát triển sự nghiệp văn hóa thể thao, tổ chức các hoạt động tuyên truyền và đưa tin, thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận tin tức của người dân. 

Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Sóc Sơn tuy nhỏ bé nhưng có thể làm nên những điều phi thường. (Ảnh: Như Ý).
Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Sóc Sơn tuy nhỏ bé nhưng có thể làm nên những điều phi thường. (Ảnh: Như Ý).

 

Hiện nay, phòng Phát thanh - Truyền thanh của Trung tâm có tất cả 9 cán bộ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và phát thanh viên, trong đó, bao gồm 6 cán bộ  chuyên môn về Báo chí. Nhiệm vụ sản xuất chương trình của phòng ban là mỗi ngày một chương trình, phát sóng vào 6h30p sáng và 15h30p chiều. Mỗi chương trình phát thanh sử dụng từ 10 - 15 tin bài.

Cô Nguyễn Thị Thủy - một phát thanh viên đã làm nghề báo hơn 20 năm tại phòng ban Phát thanh - Truyền thanh, Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể Thao huyện Sóc Sơn. Sau 20 năm gắn bó với công việc, cô dạn dĩ khi kể về câu chuyện gắn liền với trải nghiệm báo chí của mình.

Cô Thuỷ rạng rỡ khi kể về những câu chuyện làm nghề trong thời gian 20 năm gắn bó mật thiết với con chữ. (Ảnh: Như Ý).
Cô Thuỷ rạng rỡ khi kể về những câu chuyện làm nghề trong thời gian 20 năm gắn bó mật thiết với con chữ. (Ảnh: Như Ý).

Trong thời gian 2023, cô Thuỷ nói riêng và Phòng Phát thanh - Truyền thanh nói chung đã thực hiện được 260 - 280 chương trình thời sự độc lập với 3000 - 4000 tin bài. Trung tâm còn cộng tác với Đài Phát thanh Hà Nội sản xuất từ 200 - 300 tin bài, bao gồm: phóng sự, chuyên đề, phim tài liệu…Không chỉ vậy, cơ quan còn phục vụ nhiều hoạt động tại huyện Sóc Sơn, dựng nên những bộ phim tài liệu giới thiệu văn hóa, con người và lịch sử vùng đất Sóc Sơn hữu tình.

Những chương trình phát thanh thu về phản ứng nồng nhiệt của người dân. (Ảnh: Như Ý).
Những chương trình được công chiếu, thu về phản ứng nồng nhiệt của người dân. (Ảnh: Như Ý).

Trong chuyến hành trình 20 năm làm nghề, không ít lần cô gặp những nhân vật phi thường. Cô tâm sự: “Tôi đã từng gặp một chàng trai, trông anh ấy vạm vỡ và khỏe mạnh như bao người. Thế nhưng, ẩn chứa trong đó là một sức mạnh tinh thần và thể chất mạnh mẽ. Một chàng trai mới chỉ 34 tuổi nhưng đã tham gia hiến máu 81 lần. Nếu không làm nghề báo, làm sao tôi có thể trò chuyện và chia sẻ cùng với những con người phi thường đó”. 

Chân dung của những con người tuyệt vời được cô Thuỷ vẽ lên bằng ngôn từ. (Ảnh: Như Ý).
Chân dung của những con người tuyệt vời được cô Thuỷ vẽ lên bằng ngôn từ. (Ảnh: Như Ý).

 

Nhiều lần, cô Thuỷ phải làm những chuyên đề liên quan đến bầu cử, tiếp xúc với nhiều quan chức cấp cao. Trong những lần phỏng vấn, cô luôn giữ vững được thái độ bình tĩnh, cô bộc bạch: “Nhiều trường hợp, trong những lần phỏng vấn, nhân vật trò chuyện hăng say, dài liên miên và không đi vào trọng tâm. Lúc này tôi sẽ giả vờ đánh rơi bút, thậm chí lỡ tay làm đổ cốc nước để khiến nhân vật lơ đãng. Từ đó, tôi sẽ dẫn dắt nhân vật về đúng chủ đề ban đầu”.

Nơi cô Thủy làm việc và lên kế hoạch cho các tin bài. (Ảnh: Như Ý).
Nơi cô Thủy làm việc và lên kế hoạch cho các tin bài. (Ảnh: Như Ý).


Người chỉnh sửa âm thanh miệt mài

Không chỉ cô Thuỷ, tại phòng ban Phát thanh - Truyền thanh, nhiều kỹ thuật viên đang làm việc hăng say để tạo nên những tin bài phát thanh chất lượng tới người dân. Trong đó có chú Sỹ, một cán bộ kỹ thuật viên với 13 năm kinh nghiệm công tác. 

Chú Văn Sỹ thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hệ thống âm thanh, sửa chữa và biên dựng những tác phẩm phát thanh tại trung tâm. (Ảnh: Như Ý).
Chú Văn Sỹ thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hệ thống âm thanh, sửa chữa và biên dựng những tác phẩm phát thanh tại trung tâm. (Ảnh: Như Ý).


Chú Sỹ tự hào kể về 13 năm công tác tại Trung tâm, chú chia sẻ: “Mỗi ngày, tôi thường phải dựng 1-2 tin bài phát thanh để kịp giờ lên sóng cho bà con. Công việc thế nhưng nhàn lắm, tôi dành phần lớn thời gian ở cơ quan, sử dụng các thiết bị của cơ quan để quay dựng. 13 năm kinh nghiệm của tôi chưa là gì so nhiều cán bộ khác, có cán bộ làm việc ở đây 20 năm, 30 năm. Điều đó hết sức bình thường”.

Những thiết bị đã gắn bó với chú Sỹ ròng rã suốt 13 năm. (Ảnh: Như Ý).
Những thiết bị đã gắn bó với chú Sỹ ròng rã suốt 13 năm. (Ảnh: Như Ý).

Con số 13 năm tưởng chừng như bình thường đối với chú Sỹ nhưng lại là một con số lớn đối với một phóng viên trẻ như tôi. 13 năm với những kỷ niệm tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Sóc Sơn, 13 năm cuộc đời chú gắn liền với những nút điều chỉnh âm thanh, với chiếc micro. Khi tôi hỏi về kỷ niệm đẹp nhất ở nơi đây là gì, chú chỉ cười, bởi ở đâu với chú cũng có quá nhiều kỷ niệm để có thể kể hết. 

Những kỷ niệm đã hằn sâu trong tâm trí chú Sỹ. (Ảnh: Như Ý).
Những kỷ niệm đã hằn sâu trong tâm trí chú Sỹ. (Ảnh: Như Ý).

Chuyện nghề báo, chuyện nghề của những chú ong chăm chỉ, cần mẫn. Những chú ong bay vạn dặm để góp nhặt nên câu chuyện cho công chúng. Biết đâu đấy trên nhiều chặng đường qua, ta có thể bắt gặp dáng vẻ vội vã của cô phóng viên đang “nhặt câu chữ” cho đời. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN