Có học nhưng không phải để trở thành chuyên gia


(Sóng Trẻ) - Nghề báo là một nghề đặc thù. Nó đòi hỏi người làm nghề, nài những kiến thức về nghiệp vụ, còn cần phải có những hiểu biết nhất định về các lĩnh vực khác trong xã hội. Nhưng như thế không có nghĩa là nhà báo phải có thêm một tấm bằng đại học chuyên ngành khác, nài tấm bằng đại học báo chí. Bởi, để có hiểu biết, người ta không nhất thiết phải học đại học…

 

Một nhà báo, trong suốt quá trình làm việc, không phải chỉ luôn luôn phụ trách hay viết bài về một lĩnh vực.Thậm chí, có đôi khi, họ phải có sự so sánh, liên hệ giữa lĩnh vực này với lĩnh vực khác, để tìm ra được những hướng phân tích tốt. Vậy, như thế thì một tấm bằng đại học chuyên ngành khác, có đủ để nhà báo hoàn thành tốt công việc của mình?

Hay, nhà báo, khi động đến một lĩnh vực nào, lại chăm chăm cắp cặp đi học đại học để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó?

Rõ ràng là một tấm bằng đại học chuyên ngành báo chí và một tấm bằng đại học chuyên ngành khác không đủ để giúp nhà báo hoàn thành tốt công việc của mình. Vậy thay vì bỏ ra từ 2 đến 4 năm để học một tấm bằng đại học khác, thì người làm báo có thể tham gia các lớp học bồi dưỡng kiến thức hay tự mình bỏ thời gian để tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực mà mình phụ trách.

Điều này không đủ để biến nhà báo trở thành một chuyên gia kinh tế, chuyên gia sử học hay dân tộc học…nhưng đủ để họ hiểu và phân tích vấn đề dưới góc độ xã hội, tức là diễn tả nó sao cho dễ hiểu và gắn liền với thực tiễn đời sống. Đặc biệt, phải đặt nó trong mối tương quan với các vấn đề thuộc lĩnh vực khác, để công chúng báo chí có được cái nhìn tổng quan nhất về xã hội. Có lẽ, đó mới là điều quan trọng nhất mà nhà báo cần đạt tới.

Như vậy, nhà báo cần phải có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, chứ không nhất thiết phải trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể hay trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là nhà báo được phép hiểu “mang máng” về vấn đề, mà phải hiểu rõ, hiểu cụ thể.

Điều này, không phải các lớp bồi dưỡng kiến thức sẽ làm được hoàn toàn cho nhà báo mà tất cả phụ thuộc vào chính bản thân nhà báo. Hơn bất cứ một ngành nghề nào, người làm nghề báo phải không ngừng trau dồi kiến thức cả về nghiệp vụ lẫn xã hội. Để bất cứ khi nào cần, nhà báo cũng có thể có được những phân tích, đánh giá đúng đắn về lĩnh vực mà mình chưa từng phụ trách cũng như tránh những sai lầm không đáng có.

                                                                                           Đoàn Thị Mơ

                                                                                          Báo mạng điện tử K.25

 


 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN