Cổ phục Việt được giới trẻ gìn giữ và lan tỏa mạnh mẽ

(Sóng trẻ) - Bằng nhiều cách khác nhau, giới trẻ đã đưa cổ phục Việt trở lại cuộc sống hiện với tình yêu và mong muốn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Khi nhắc đến trang phục truyền thống nước ta, hình ảnh chiếc áo dài thường được đặt lên vị trí hàng đầu và trang trọng nhất. Tuy nhiên, Cổ phục Việt Nam thì rất đa dạng, trải qua nhiều triều đại, mỗi triều đại lại có nét đặc trưng riêng.

Trước thực trạng các yếu tố truyền thống, đặc biệt là cổ phục chưa được coi trọng đúng mức trong nhịp sống hiện đại, không đành lòng chứng kiến những tinh hoa văn hoá mai một, nhiều bạn trẻ là độc giả của Lao Động đã có cách lưu truyền và phát triển văn hoá cổ phục khác nhau thông qua những chia sẻ, suy nghĩ dưới đây. 

Anh Bình Phan (Đồng sáng lập Đại Việt Phong Hoa - Tổ chức may và phỏng dựng cổ phục Việt): Để những vàng son xưa không bao giờ cũ 

Vào năm 2018, tôi có cơ hội du học tại Tây Ban Nha và được nhận vào thực tập tại đại sứ quán, tôi thấy rằng những hiểu biết của bản thân về nền văn hiến nước nhà vẫn còn hạn chế, không đủ để giải đáp những thắc mắc của bạn bè quốc tế khi họ muốn tìm hiểu về Việt Nam. Cùng với những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, chúng tôi thành lập Đại Việt Phong Hoa với đích đến chung chính là khôi phục những giá trị văn hóa cổ, đặc biệt là cổ phục.

fb0cbcf4-d5cf-4e04-8.jpeg
Anh Bình Phan muốn lưu giữ những giá trị vàng son xưa. Ảnh NVCC 

Đến nay, nhóm đã cho ra mắt công chúng 3 sản phẩm, gồm bản phỏng dựng áo Tứ điên, áo Viên Lĩnh thời Lý - Trần và áo Giao Lĩnh giai đoạn Lê Trung Hưng dựa trên tranh thờ của quan Tham tụng Nguyễn Quán Nho.

Trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm nhiều bộ trang phục thuộc giai đoạn tiền Nguyễn, mô phỏng lại một số trò chơi, tập tục sinh hoạt của người Việt xưa, đồng thời tổ chức các buổi tọa đàm, trưng bày sản phẩm tại các trường đại học để mang dáng hình cha ông tới gần hơn những người chủ nhân tương lai của đất nước. 

Bạn Nguyễn Hoàng Hoa (Sinh viên năm 3, Đại học Hà Nội): Tìm hiểu dòng lịch sử ẩn sau những tấm áo xưa

Với mong muốn tìm hiểu những giá trị văn hoá cổ và lịch sử truyền thống của dân tộc, từ lâu mình có niềm yêu thích đặc biệt với cổ phục Việt. Mỗi lần khoác trang phục trang trọng của dân tộc, mình vô cùng tự hào và mong muốn tìm hiểu lịch sử ra đời và phát triển đằng sau của từng bộ đồ đó. 

8988daef-5f27-4f61-b.jpeg
Hoàng Hoa tự hào khi mặc cổ phục Việt. Ảnh NVCC 

Ông cha ta có câu: “Y phục xứng kỳ đức”, trang phục là yếu tố phản ánh một người, vì thế mà thế hệ trẻ như mình cần có trách nhiệm phải tìm hiểu thật kỹ và gìn giữ những giá trị xưa đó, là cầu nối giúp lan tỏa những giá trị văn hoá đến bạn bè quốc tế. 

Cổ phục không chỉ là những giá trị lịch sử quý giá mà còn là yếu tố quan trọng góp phần tạo dựng văn hoá của cả dân tộc. Theo mình nghĩ, cách tốt nhất để bảo tồn các di sản văn hoá là cho chúng một đời sống trong xã hội hiện đại chứ không phải chỉ trưng bày và bảo vệ trong lồng kính hay viện bảo tàng. 

Bạn Phạm Tùng Dương (Sinh viên năm 2, trường Đại học Quốc gia Hà Nội): Khởi nghiệp từ tình yêu với cổ phục

Từ niềm yêu thích những giá trị văn hoá truyền thống, năm 2021 mình quyết định thành lập Hoà An Đường với vai trò là nơi cung cấp những trang phục cổ của người Việt Nam ta từ ngàn đời, góp một phần công sức vào công cuộc quảng bá văn hóa nước nhà.

b10cc8b0-1573-40b6-a.jpeg
Tùng Dương với đam mê khởi nghiệp từ cổ phục. Ảnh NVCC 

Vì giá thành tương đối cao so với những dạng trang phục khác nên khá là kén khách. Mình tin tình yêu dành cho văn hóa xưa đủ lớn để trở thành động lực giúp mình tiếp tục những dự án lớn nhỏ của mình, tinh gọn khâu thiết kế để tiếp cận với nhiều tệp khách hàng với giá cả hợp lý. 

Chặng đường còn dài, Hòa An Đường mong có thể truyền lửa tới mọi người tình yêu với Việt phục nói riêng và văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. 

Chị Vũ Thu Hà (Long Biên, Hà Nội): Chọn lưu giữ hạnh phúc qua những chiếc áo vải thời Nguyễn

Khi suy nghĩ về ý tưởng chụp ảnh cưới, hai vợ chồng mình luôn hy vọng có thể chụp một bộ ảnh cưới theo một phong cách mới lạ hơn, ẩn sau là câu chuyện riêng của hai đứa, để sau này khi nghĩ về nó cũng là kỷ niệm không thể quên. 

e7ca7c35-5ffe-4a6b-b.jpeg
Hình cưới của vợ chồng chị Thu Hà. Ảnh NVCC 

Qua tìm hiểu, mình bị ấn tượng về những họa tiết, đường nét trên áo Nhật Bình và áo Tấc thời Nguyễn, cả một dòng chảy của thời gian và lịch sử thu hút mình vào chiếc áo. Vốn đã yêu thích những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc từ lâu nên vợ chồng mình đã quyết định chọn cổ phục Việt để chụp ảnh cưới.

Được khoe bộ ảnh cưới trước sự đông đảo của quan viên hai họ trong ngày trọng đại, ai nấy đều tấm tắc khen, chúng mình vui và hạnh phúc lắm. Khoác trên mình bộ cổ phục Việt trang trọng, quý phái, mình có cảm giác vừa có gì đó mới lạ, vừa nâng nâng cảm xúc thiêng liêng và tự hào. Bộ ảnh không chỉ ghi lại giây phút hạnh phúc, tình cảm của hai vợ chồng mà nó ghi lại cả một nếp văn hoá cổ xưa rất đáng được trân trọng.

Những bộ trang phục của quá khứ được tạo nên sứ mệnh mới trong cuộc sống hiện đại, để thấy rằng giới trẻ hiện nay đang dần quan tâm tới văn hoá truyền thống, nghiên cứu và phát triển chúng theo cách của riêng mình.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN