Đắm mình vào điệu hồn dân tộc tại buổi hòa tấu “Giai Điệu Tháng Năm”

(Sóng trẻ) - Tối 20/5, buổi hòa nhạc với chủ đề “Giai Điệu Tháng Năm” do lớp Trung cấp hòa tấu Huế - Khoa Âm nhạc truyền thống biểu diễn diễn ra tại phòng hòa nhạc nhỏ, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Đống Đa, Hà Nội). 

Buổi hòa tấu đón nhận sự tham dự của TS.NSND Cồ Huy Hùng - Trưởng Khoa Âm nhạc truyền thống; TS.NSND Nguyễn Thị Hoa Đăng - Phó trưởng khoa Âm nhạc truyền thống; Nhà giáo ưu tú Ngô Bích Vượng - Nguyên Chủ nhiệm Khoa Âm nhạc truyền thống; NSND Thanh Tâm - Nguyên Trưởng Khoa Âm nhạc truyền thống, trưởng bộ môn đàn bầu; NSND Thanh Hoa - Chủ tịch hội bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam... cùng sự góp mặt của các giảng viên khoa đông đảo các khán thính giả có mặt tại phòng hòa nhạc. 

Đại diện Ban tổ chức buổi hòa tấu, NSND Cồ Huy Hùng - Trưởng Khoa Âm nhạc truyền thống phát biểu khai mạc: “Chúng tôi đã đối mặt với rất nhiều sự khó khăn, vất vả trong suốt quá trình luyện tập. Chính vì vậy, tôi hy vọng tất cả chúng ta sẽ có một đêm nhạc thăng hoa cùng với thế hệ trẻ và hãy ủng hộ cho các nghệ sĩ trẻ của chúng tôi trong buổi tối ngày hôm nay”.

Sự kiện là một “bữa tiệc” âm thanh được tổ chức, dàn dựng công phu, tỉ mỉ, là kết quả sau chuỗi ngày luyện tập chăm chỉ của những học viên thuộc Khoa Âm nhạc truyền thống. Xuyên suốt buổi hòa nhạc, thính giả được lắng nghe, theo dõi 11 tiết mục đặc sắc đến từ các bạn học sinh lớp Trung cấp hòa tấu Huế được biểu diễn bằng đa dạng các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống. Qua mỗi tiết mục, các bạn trẻ đều tôn vinh được những nét đẹp quý giá trong âm nhạc truyền thống của dân tộc ta.

1.png
Mở đầu buổi hòa nhạc, tốp đàn Tranh lớp trung cấp hòa tấu Huế đem đến cho khán giả ca khúc “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh” nhằm bày tỏ tình cảm của thanh thiếu niên đến với Bác Hồ kính yêu nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh: Khánh Linh) 

Tiếp nối chương trình, toàn bộ 71 thành viên của lớp Trung cấp hòa tấu Huế đã cùng nhau hòa tấu trong tiết mục Nhã Nhạc Cung Đình Huế: “Đăng đàn cung - Phú lục địch”. Tiết mục là sự cộng hưởng trọn vẹn của các loại nhạc cụ dân tộc như: đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị, trống dân tộc, sáo,... để mang đến cho khán giả những âm thanh đầy chân thực và cảm xúc.

2.png
Tập thể lớp Trung cấp hòa tấu Huế hòa tấu Nhã Nhạc Cung Đình Huế: “Đăng đàn cung - Phú lục địch”. (Ảnh: Khánh Linh) 

Đặc biệt, buổi hòa nhạc còn tái hiện lại một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Tiết mục hát Văn Giá “Chầu đệ nhị Thượng Ngàn” do bạn Trần Viết Học cùng nhóm cung văn biểu diễn mang tới một màu sắc mới cho các quý thính giả trong đêm nhạc. Màn trình diễn tái hiện lại khung cảnh hầu đồng tạo nên sự hưởng ứng nhiệt tình của người xem.

3.png
Không khí sôi động tại tiết mục “Chầu đệ nhị Thượng Ngàn”. (Ảnh: Khánh Linh) 

 Tại buổi hòa nhạc, không chỉ những dòng nhạc, ca khúc truyền thống của dân tộc Việt Nam được trình diễn mà các ca khúc nhạc trẻ cũng được biến tấu lại để vang lên qua thanh âm của dàn nhạc cụ truyền thống. Trong đó, tiết mục hòa tấu “Hello Việt Nam” bằng đàn tranh, đàn bầu, đàn nhị và sáo trúc là một trong những màn trình diễn tạo nên nhiều ấn tượng trong lòng khán giả.

4.png
Giai điệu du dương của bản hòa tấu “Hello Việt Nam” được biểu diễn bằng những nhạc cụ truyền thống. (Ảnh: Khánh Linh) 

ThS. Phạm Thị Hồng Hạnh - giảng viên bộ môn đàn Tranh (Khoa Âm nhạc truyền thống) là một người tràn đầy nhiệt huyết và có những đóng góp không nhỏ cho buổi hòa nhạc. Cô cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào khi buổi hòa nhạc diễn ra thành công: “Mặc dù Hòa tấu Huế chỉ là một môn học, nhưng ngày hôm nay, tại sân khấu của buổi hòa nhạc, tất cả thầy và trò chúng tôi đã biểu diễn một cách xuất sắc. Đây cũng chính là một lời tri ân, cảm ơn sâu sắc tới các quý thầy cô, các bậc phụ huynh, tới những người đã ủng hộ, đồng hành cùng thầy, trò chúng tôi”.

5.png
Sân khấu hòa tấu “Lý ngựa Ô” khép lại đêm nhạc “Giai Điệu Tháng Năm” đầy thăng hoa và cảm xúc. (Ảnh: Khánh Linh) 

Đêm nhạc diễn ra thành công và để lại những ký ức đáng nhớ trong lòng khán giả. Bên cạnh đó, buổi hòa nhạc còn khơi dậy lòng yêu nghệ thuật dân gian trong trái tim mỗi người con đất Việt.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN