Đạo chích bến xe buýt
(Sóng Trẻ) - Đạo chích ở các bến xe buýt là câu chuyện không còn mới nữa, nhưng nó chưa bao giờ là cũ. Bởi, hàng ngày những vụ móc túi, trộm ví tiền, ăn cắp di động… vẫn diễn ra khi hành khách vội vã lên xe trong những giờ cao điểm. Trong đó, nhiều bạn sinh viên đã phải khóc dở mếu dở vì ví tiền và tài sản không cánh mà rơi vào tay những tên “đạo chích”.
Thoắt ẩn thoắt hiện
Xe buýt hiện nay là phương tiện đi lại chủ yếu của học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, những khu vực tập trung các trường cao đẳng, đại học như quận Cầu Giấy, quận Đống Đa…. Vào giờ cao điểm, các bến xe buýt đều đông nghịt người. Tiêu biểu là tuyến xe buýt 32 (Giáp Bát- Nhổn) trước cổng Đại học công nghiệp Hà Nội, bến xe Nam Thăng long, điểm trung chuyển Cầu Giấy.
Lượng sinh viên đông nhưng lượng xe buýt có hạn, nên mỗi lần có xe tới bến, tất cả lại phải “cố gắng” để chen được một chỗ lên xe. Những thời điểm như vậy là điều kiện thuận lợi cho “đạo chích” hoành hành.
Những đối tượng hành nghề móc túi cũng ăn mặc như nhiều người khác, chúng tìm cách trà trộn vào đám đông hỗn loạn. Nếu không có kinh nghiệm và tinh ý thì rất khó nhận ra. Chúng hành nghề rất tinh vi, chỉ trong tích tắc, bằng một vài hành động va chạm nhẹ, món đồ của người khác đã rơi vào tay những đối tượng này.
Huệ, sinh viên năm 3 - Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “ Bọn chúng cứ như bóng ma. Chỉ cần chạm nhẹ vào người mình là y như rằng đồ đã bị mất. Lúc lên xe ai cũng vội vàng nên chẳng còn mắt nào mà để ý được”. Được biết, cô bạn này đã từng bị mất chiếc điện thoại ở bến xe buýt ngay trước cổng Đại học Công Nghiệp.
Nỗi ám ảnh của sinh viên
Phần lớn khách đi xe buýt là học sinh, sinh viên. Cũng vì thế sinh viên thường là những đối tượng được đạo chích để mắt tới nhất. Người mất đồ nhiều nhất tại bến xe buýt cũng là sinh viên.
Dung, sinh viên năm 3 - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tâm sự : “Mình đã từng bị mất đồ ở bên xe buýt Ngã Tư Sở, vừa lên xe biết là bị mất nhưng ko làm gì được. Vì có xuống cũng chẳng tìm được. Nếu thấy cũng chẳng lấy lại được”. Đây không phải là lần đầu tiên Dung bị mất điện thoại bởi bọn “đạo chích”. Dung cho biết, trước đó đã từng bị mất điện thoại trị giá hơn 1 triệu đồng. “Không phải người nào bị mất đồ rồi cũng đề phòng để tránh bị mất đồ thêm, vì lúc lên xe ai cũng vội vàng, nên không thể cảnh giác được”.– Dung chia sẻ.
Không chỉ bị mất điện thoại, rất nhiều bạn còn bị mất tiền bởi tay “đạo chích”. Toan – Sin viên Đại học sư phạm Hà Nội là người bị mất khá nhiều đồ trên xe buýt. Toan cho biết, cậu đã từng mất 2 chiếc điện thoại di động, thậm chỉ cả ví tiền với số tiền 3 triệu đồng bên trong. Vì mất số tiền này mà cậu bạn phải lâm vào cảnh khó khăn, đành lòng bớt thời gian đi gia sư, làm thêm ở quán cơm để kiếm tiền.
Còn Nguyệt- Sinh viên Đại học Hà Nội thì cho rằng: “Những ai để điện thoại và ví da ở túi quần cũng sẽ bị móc mất một cách nhẹ nhàng. Mình thậm chí còn thấy người ta trằng trợn cướp đồ khi đang chen lên xe ở cổng Đại học Quốc gia. Nhiều người cũng thấy, nhưng không ai dám nói gì.”
Cách hành nghề của “đạo chích”
Chúng thường đi xe máy, bao giờ cũng có đồng bọn đi cùng và thường đứng ở góc khuất và tìm “ con mồi”. Khi tìm được “con mồi” rồi chúng sẽ không rời mắt một phút nào.
Thời điểm thích hợp nhất để chúng ra tay là khi hành khách chen lên xe. Vì chúng biết lúc đó tâm lí các bạn đều vội lên xe nên sẽ bất cẩn đồ đạc. Nhất là những chiếc điện thoại, ví da nằm ở túi quần là món “mồi nn” cho chúng.
Thường thì một tên áp sát “con mồi” để lấy đồ. Còn tên kia đứng ngay sau đó để nhận đồ chuyển ra. Khi đã lấy được món đồ chúng lẻn ra rồi tẩu thoát rất nhanh. Khi bạn lên xe mới để ý đến đồ thì đã quá muộn. Lúc đó nó đã không cánh mà bay theo chúng rồi.
Tự bảo vệ mình
“Đạo chích” là vấn đề mà các bậc phụ huynh và sinh viên đều tỏ ra rất bức xúc. Nguyệt nói thêm: “Biết bao giờ mới hết được kẻ móc túi? Chúng ta phải học cách sống chung với nó và tự bảo vệ đồ của mình thôi”.
Theo kinh nghiệm của một số sinh viên cho biết, không nên để bất cứ đồ gì trong túi quần. Đặc biệt tuyệt đối không để ví da trong túi hậu. Còn điện thoại có thể để nó nằm ngang túi quần, vì “đạo chích” rất “ngán ngẩm” với những trường hợp này. Đồ đạc các bạn nên để trong túi xách hay ba lô ở ngăn giữa là an toàn hơn cả.
Khi ra bến xe buýt thì không nên lấy điện thoại ra gọi hay nhắn tin vì như vậy là vô tình các bạn đã gây sự chú ý cho “đạo chích”.
Thoắt ẩn thoắt hiện
Xe buýt hiện nay là phương tiện đi lại chủ yếu của học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt, những khu vực tập trung các trường cao đẳng, đại học như quận Cầu Giấy, quận Đống Đa…. Vào giờ cao điểm, các bến xe buýt đều đông nghịt người. Tiêu biểu là tuyến xe buýt 32 (Giáp Bát- Nhổn) trước cổng Đại học công nghiệp Hà Nội, bến xe Nam Thăng long, điểm trung chuyển Cầu Giấy.
Lượng sinh viên đông nhưng lượng xe buýt có hạn, nên mỗi lần có xe tới bến, tất cả lại phải “cố gắng” để chen được một chỗ lên xe. Những thời điểm như vậy là điều kiện thuận lợi cho “đạo chích” hoành hành.
Những đối tượng hành nghề móc túi cũng ăn mặc như nhiều người khác, chúng tìm cách trà trộn vào đám đông hỗn loạn. Nếu không có kinh nghiệm và tinh ý thì rất khó nhận ra. Chúng hành nghề rất tinh vi, chỉ trong tích tắc, bằng một vài hành động va chạm nhẹ, món đồ của người khác đã rơi vào tay những đối tượng này.
Huệ, sinh viên năm 3 - Đại học Công nghiệp Hà Nội cho biết: “ Bọn chúng cứ như bóng ma. Chỉ cần chạm nhẹ vào người mình là y như rằng đồ đã bị mất. Lúc lên xe ai cũng vội vàng nên chẳng còn mắt nào mà để ý được”. Được biết, cô bạn này đã từng bị mất chiếc điện thoại ở bến xe buýt ngay trước cổng Đại học Công Nghiệp.
Nỗi ám ảnh của sinh viên
Phần lớn khách đi xe buýt là học sinh, sinh viên. Cũng vì thế sinh viên thường là những đối tượng được đạo chích để mắt tới nhất. Người mất đồ nhiều nhất tại bến xe buýt cũng là sinh viên.
Dung, sinh viên năm 3 - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tâm sự : “Mình đã từng bị mất đồ ở bên xe buýt Ngã Tư Sở, vừa lên xe biết là bị mất nhưng ko làm gì được. Vì có xuống cũng chẳng tìm được. Nếu thấy cũng chẳng lấy lại được”. Đây không phải là lần đầu tiên Dung bị mất điện thoại bởi bọn “đạo chích”. Dung cho biết, trước đó đã từng bị mất điện thoại trị giá hơn 1 triệu đồng. “Không phải người nào bị mất đồ rồi cũng đề phòng để tránh bị mất đồ thêm, vì lúc lên xe ai cũng vội vàng, nên không thể cảnh giác được”.– Dung chia sẻ.
Không chỉ bị mất điện thoại, rất nhiều bạn còn bị mất tiền bởi tay “đạo chích”. Toan – Sin viên Đại học sư phạm Hà Nội là người bị mất khá nhiều đồ trên xe buýt. Toan cho biết, cậu đã từng mất 2 chiếc điện thoại di động, thậm chỉ cả ví tiền với số tiền 3 triệu đồng bên trong. Vì mất số tiền này mà cậu bạn phải lâm vào cảnh khó khăn, đành lòng bớt thời gian đi gia sư, làm thêm ở quán cơm để kiếm tiền.
Còn Nguyệt- Sinh viên Đại học Hà Nội thì cho rằng: “Những ai để điện thoại và ví da ở túi quần cũng sẽ bị móc mất một cách nhẹ nhàng. Mình thậm chí còn thấy người ta trằng trợn cướp đồ khi đang chen lên xe ở cổng Đại học Quốc gia. Nhiều người cũng thấy, nhưng không ai dám nói gì.”
Cách hành nghề của “đạo chích”
Chúng thường đi xe máy, bao giờ cũng có đồng bọn đi cùng và thường đứng ở góc khuất và tìm “ con mồi”. Khi tìm được “con mồi” rồi chúng sẽ không rời mắt một phút nào.
Thời điểm thích hợp nhất để chúng ra tay là khi hành khách chen lên xe. Vì chúng biết lúc đó tâm lí các bạn đều vội lên xe nên sẽ bất cẩn đồ đạc. Nhất là những chiếc điện thoại, ví da nằm ở túi quần là món “mồi nn” cho chúng.
Thường thì một tên áp sát “con mồi” để lấy đồ. Còn tên kia đứng ngay sau đó để nhận đồ chuyển ra. Khi đã lấy được món đồ chúng lẻn ra rồi tẩu thoát rất nhanh. Khi bạn lên xe mới để ý đến đồ thì đã quá muộn. Lúc đó nó đã không cánh mà bay theo chúng rồi.
Tự bảo vệ mình
“Đạo chích” là vấn đề mà các bậc phụ huynh và sinh viên đều tỏ ra rất bức xúc. Nguyệt nói thêm: “Biết bao giờ mới hết được kẻ móc túi? Chúng ta phải học cách sống chung với nó và tự bảo vệ đồ của mình thôi”.
Theo kinh nghiệm của một số sinh viên cho biết, không nên để bất cứ đồ gì trong túi quần. Đặc biệt tuyệt đối không để ví da trong túi hậu. Còn điện thoại có thể để nó nằm ngang túi quần, vì “đạo chích” rất “ngán ngẩm” với những trường hợp này. Đồ đạc các bạn nên để trong túi xách hay ba lô ở ngăn giữa là an toàn hơn cả.
Khi ra bến xe buýt thì không nên lấy điện thoại ra gọi hay nhắn tin vì như vậy là vô tình các bạn đã gây sự chú ý cho “đạo chích”.
Vũ Viết Tuân
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận