Điểm danh những tật xấu của sinh viê

(Sóng Trẻ) - Sinh viên là những người năng động, tự tin, nhiệt tình, đồng thời là tầng lớp trí thức, luôn đi tiên phong trong các hoạt động xã hội. Tuy nhiên, trong giới sinh viên hiện nay đang xuất hiện những tật xấu dần trở thành trào lưu.

Lười học và ngủ nhiều

Lười đến lớp, lười ôn bài, lười hoạt động nhóm… thậm chí là lười nấu ăn, lười giặt quần áo… là những biểu hiện của chúng rất nhiều bạn sinh viên hiện nay. Cuộc sống xa nhà khiến các bạn phải làm chủ thời gian của mình. Ăn gì, mặc gì…đều phải tự mình quyết định.

Môi trường đại học ít chịu sự quản lý của gia đình, nhà trường hay ký túc xá, nhiều sinh viên đang đi ngược lại với nhịp sinh học - “ngủ ngày cày đêm”.

 “Ngủ ngày cày đêm” câu  nói này không mấy xa lạ đối với sinh viên. Với những sinh viên trọ xa nhà có lẽ lại càng quen thuộc bội phần. Từ ký túc xá cho tới các dãy trọ, đâu đâu cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh sinh viên thức đêm, ngủ ngày.

                     a219d9944_sinh_vien_ngu_gat_giaoduc.net.vn_3_copy.jpg
                                                     Tình trạng ngủ trong lớp khá phổ biến

Bạn Lý (Đại học Công Nghiệp Hà Nội) cho biết: “Xóm trọ đông người, buổi tối mọi người buôn chuyện, bật nhạc ầm ĩ học không vào nên bọn mình thường lên mạng chát chít, buôn chuyện điện thoại, ai không buôn thì tranh thủ ngủ. 12h đêm thì dậy học tới 3,4h sáng rồi đi ngủ. Thời gian đầu không quen nên thấy uể oải, nhưng mãi rồi cũng quen cả. Mọi người như thế, mình không theo cũng khó.”

Không chỉ diễn ra ở các xóm trọ, tình trạng thức đêm ngủ ngày của sinh viên còn diễn ra khá phổ biến ở các khu ký túc xá.

Bạn Khánh (ĐHSP Hà Nội) có gần 4 năm sống trong ký túc xá chia sẻ: Nói chung sống trong ký túc xá trừ mùa thi còn những ngày bình thường ai muốn học thì phải tập trung cao độ mới học được vì hầu như mọi người toàn chơi, xem phim, “buôn dưa lê” có khi tới 2-3 giờ sáng mới kéo nhau đi ngủ. Học sáng thì ngủ chiều, học chiều thì có khi ngủ hết cả buổi sáng.

“Ngủ ngày cày đêm” ngày càng trở thành phong trào phổ biến trong giới sinh viên. Sự phát triển của phong trào này đang khiến không ít sinh viên sa sút trong học tập, cũng như giảm sút về sức khoẻ.

Điểm danh hộ - học hộ

Khác với THPT, ở trường Đại học giảng viên sẽ sử dụng hình thức điểm danh để đánh giá điểm chuyên cần cho sinh viên. Vì các bạn thường tham gia học ở giảng đường hoặc hội trường, mà những nơi này thường rất rộng, số lượng sinh viên quá đông nên giảng viên không thể nhớ hết từng người. Do đó, hình thức điểm danh hộ hoặc đi học hộ đã được sinh viên áp dụng để vẫn có đủ điểm chuyên cần trong khi mình… bùng học.

Lớp trưởng một lớp môn chung của Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Sinh viên thường chỉ đến lớp để điểm danh rồi lại bỏ về, nên khi nào điểm danh cũng khá đông và khi điểm danh xong lớp vắng hơn lúc trước. Thậm chí nhiều sinh viên còn nhờ bạn điểm danh hộ, chứ họ không hề đến lớp.”

                                                 a219d9944_55226.png

Thông thường, công việc điểm danh được giao cho cán bộ lớp, chứ ít khi thầy cô giáo đứng giảng làm việc này nên nhiều sinh viên lười vẫn có thể thông đồng với cán bộ lớp khi họ nại giao để làm sao không hề vắng mặt một buổi học nào và tất nhiên tới kỳ thi họ không bị cấm thi vì bỏ tiết nhiều…

Một số trường đã điểm danh một cách gắt gao nhằm hạn chế tới mức thấp nhất chuyện sinh viên bỏ buổi, bỏ tiết. Ngay như chiêu bài điểm danh vào các tiết bất kỳ trong buổi học, có thể là đầu buổi hoặc là cuối buổi cũng làm nhiều sinh viên lười học lúng túng. Thế nhưng, dần dà những sinh viên này cũng nắm được quy luật và họ vẫn có mặt đầy đủ trong các thời khắc điểm danh rồi sau đó lại “chuồn”!

Ở các nước phương Tây, chuyện điểm danh là hãn hữu và hầu như là không có, bởi trình độ và chất lượng giáo dục của họ đã ở một tầm cao, hơn thế nữa tính tự giác trong học tập, nghiên cứu của sinh viên cũng cao hơn. Ở ta thì chẳng biết đến bao giờ mới được như vậy khi mà chính sinh viên vẫn quá thụ động, quá lười nhác trong chuyện học hành.

Quên học vì yêu

Cuộc sống xa nhà, tự lập, thiếu thốn tình cảm là chuyện đương nhiên. Những chuyện tình trên giảng đường đại học lãng mạn cũng không hề hiếm. Không thể phủ nhận rằng, nhiều bạn sinh viên lấy tình yêu làm động lực học tập, các bạn cùng nhau định hướng tương lai, bù đắp những thiếu thốn tình cảm nhưng có không ít sinh viên coi tình yêu như những trò vui cho qua ngày. Không ít sinh viên “thay bồ như thay áo” và tự hào với “chiến công” của mình.

                       a219d9944_15487918.jpg

Không dừng lại ở đó, nhiều sinh viên có tình cảm với nhau đã không ngần ngại “góp gạo thổi cơm chung” để tiết kiệm chi tiêu. Và những cảnh tượng dở khóc, dở cười diễn ra, từ việc cãi nhau về vấn đề tiền bạc, đến những công việc như cơm nước dọn dẹp… Chỉ biết “đâm đầu” vào yêu mà không suy nghĩ tới những hậu quả xấu.

Và bài học cho sinh viên 
  

Là sinh viên, các bạn đã chính thức chịu trách nghiệm về những hành động của bản thân. Hãy học hết mình, yêu hết mình, cháy với những ước mơ, đam mê nhưng hãy biết làm chủ bản thân, tránh xa những cám dỗ. Bởi không ai khác nài chính chúng ta tự tạo nên phép mầu nhiệm trong cuộc sống của mình. Hãy cố gắng sửa chữa những thói quen không tốt này vì nó ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của bạn!
                                                                                                    Hà Toàn
                                                                                                 Phát thanh k31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN