Độc đáo ẩm thực thành cổ Sơn Tây

(Sóng trẻ) - Thành cổ Sơn Tây nằm ở trung tâm Thị xã Sơn Tây cách thủ đô Hà Nội hơn 40km về phía tây. Đến thăm Thành Sơn du khách sẽ được cảm nhận không khí trong lành, thoáng đãng và khám phá những món ăn dân dã thấm đượm ân tình của người dân nơi đây: Thạch lá găng và Bánh tẻ. 


Thạch lá găng - món quà Thành cổ


Đi dọc các con phố xung quanh Thành cổ Sơn Tây như Quang Trung, Phùng Khắc Khoan, Trần Hưng Đạo… có rất nhiều những hàng quán nhỏ bán thạch lá găng. Với món quà quê này, người bán hàng chỉ cần 1 cái bàn và vài cái ghế là có thể ngồi bán thạch, du khách ăn thạch ngồi quanh bàn nhỏ, thưởng thức cốc chè ngọt mát và nhìn ngắm nét đẹp cổ kính yên bình của Thành Sơn.


e5150f8c8_t601915.jpg

Cốc thạch lá găng ngọt mát


Theo bà Ngọc bán thạch ở đầu ngõ Quang Trung thì cách chế biến thạch cũng vô cùng đơn giản: Chỉ cần mua loại lá găng chính hiệu để làm thạch về, ngâm cho mềm và sạch. Lá găng có những chiếc gai bé xíu, nếu không nhặt sạch sẽ bị đâm vào tay khi vò lá. Sau đó lại vớt lá, rửa sạch và ngâm tiếp rồi mới để ráo nước.


Lá găng sau khi được vò nát ra sẽ được cho một ít nước vôi trong vào để thạch xanh, giòn, trong, chóng đông hơn. Nước vò lá găng được lọc qua vải xô sạch để trong nồi nhôm lớn sạch sẽ, sau đó cho nước đun sôi để nguội vào rồi đậy kín, để vào một chỗ. Trong quá trình để đông tự nhiên, không được động vào nồi nếu ko thạch bị long chân sẽ không kết lại được.


Thạch lá găng có màu xanh ngọc, khi thưởng thức có vị ngai ngái của lá găng, vị ngọt thanh của đường mía, hương hoa nhài thoang thoảng. Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị riêng cho món quà quê này. Không bày trong ly đẹp cốc sang, giá chỉ 5000đ một cốc,nhưng thạch lá găng không thua kém gì những loại nước giải khát và sinh tố đắt tiền. 


Về Thành Sơn ăn bánh tẻ


Không chỉ nổi tiếng với món thạch lá găng, về Thành cổ Sơn Tây du khách còn được thưởng thức món ăn mang đậm phong vị của người Sơn Tây đó là bánh tẻ. Người dân Sơn Tây vốn hiền hòa đôn hậu, tính cách đó đã đi vào nết ăn nết ở của người dân nơi đây. Người ta ăn cỗ phải có bánh chưng, bánh dày nhưng người Sơn Tây còn có thêm bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày, và cả trong những dịp lễ tết. Nó không chỉ là món ăn dân dã bình thường mà còn là đại diện cho nét đẹp văn hóa, đặc trưng cho vùng đất này.


Đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Vân và anh Hoàng Xuân Hùng (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây) để tham quan cơ sở sản xuất bánh tẻ nổi tiếng ở đây. Anh Hùng cũng cho biết: Mỗi ngày gia đình làm gần 2.000 cái bánh tẻ cho những người muốn đặt làm quà, hoặc làm món ăn chính trong các đám cỗ bàn ở cả khu vực Sơn Tây. Vừa vào đến cổng, mùi thơm đặc trưng của lá bánh đã tỏa ra nghi ngút. Nhìn những chiếc bánh nhỏ nhỏ, thon thon và chứng kiến công đoạn làm ra bánh mới thấy để làm ra những chiếc bánh chất lượng mang đặc trưng của vùng đất Sơn Tây là điều không hề dễ. 


Cũng theo anh Hùng thì gạo làm bánh thường phải ngâm cho “ngấu”, có mùi hơi chua chua rồi mới đãi để xay bột. Xay bột xong phải nấu ở mức chưa chín hẳn. Bột dẻo, sờ tay có cảm giác dính, nhưng lại không phải thế. Cảm giác bột hết nước, trông mềm, mịn như làn da của thiếu nữ đang thời xuân thì.


e5150f8c8_20114152517.jpg

Bánh tẻ Thành cổ Sơn Tây


Khác với những loại bánh ở nơi khác, bánh tẻ Thành Sơn chủ yếu gói bằng lá dong và bánh trải đều theo dọc sống lá. Bánh ở nơi khác còn có ruột ít lá nhiều nhưng bánh tẻ ở đây chỉ có một lượt lá bọc lấy hương vị toàn chiếc bánh, bên nài bọc lấy 1 lớp lá chuối khô để bánh không bị lòi ra. Sau khi gói xong, bánh được đem đi hấp chín. Hương vị của bánh tẻ Thành Sơn thơm ngậy nhưng khi ăn không hề có cảm giác ngấy. 


Thạch lá găng và bánh tẻ là những món ăn không thể bỏ qua khi đến với Thành cổ Sơn Tây. Trong những năm gần đây, du lịch ở Thành cổ Sơn Tây có phần khởi sắc hơn, nhờ đó mà người dân cũng có thêm thu nhập từ việc kinh doanh này. Anh Hùng (chủ xưởng sản xuất bánh tẻ) cũng chia sẻ với chúng tôi rằng: “Sơn Tây có nhiều sản vật quý và người Sơn Tây sẽ quyết tâm giữ gìn nó.”


Quách Thị Thanh Giang

Báo mạng điện tử K32


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN