Đừng tham như Mõ

(Sóng Trẻ) - Trong cơ chế thị trường, nhiều “con cháu” của Mõ vẫn chưa thể gỡ bỏ cách gọi châm biếm của người đời. Thậm chí “tham như mõ” lại được đẩy lên với nhiều cung bậc cao hơn.

Dưới góc độ là một "phương tiện truyền tin”, Mõ được xem là phương tiện thông tin sơ khai nhất của xã hội Việt Nam.“Mõ” là người có nhiệm vụ gõ mõ và thông báo các chỉ thỉ của chức sắc trong các làng xã cổ Việt Nam. Nài ra, nhiệm vụ của Mõ còn phải tuần phòng ban đêm và gõ từng hồi mõ báo hiệu giờ giấc. Thù lao công việc mà Mõ nhận được do người làng “bố thí” cho sau mỗi mùa thu hoạch.

Hình thức nhận thù lao của Mõ cũng khá đặc biệt. Cứ sau mỗi vụ thu hoạch mùa màng, Mõ lại “rồng rắn” cả gia đình đi đến trước cổng từng nhà người trong làng để “đòi được bố thí”.

Khi đến trước cổng nào, Mõ đánh liền mấy hồi mõ để người ở trong nhà nghe thấy. Họ sẽ mang ít sản phẩm đã thu hoạch ra cho Mõ. Nhà nào “bố thí” ít quá mõ ta cũng không “kỳ kèo bớt một thêm hai” mà chỉ đứng đó tiếp tục gõ mõ chờ đợi.

09385d451_30122011222953188.jpg

Ảnh minh họa (nguồn: internet)

Người Việt Nam ta thường có tính “sĩ diện” rất cao. Sợ bị mang tiếng là keo kiệt nên nhanh chóng “bố thí” thêm để mõ kia không “đứng ì” trước cổng nhà mình nữa. Khi cảm thấy bằng lòng thì gia đình Mõ mới lại “rồng rắn” đến nhà khác. Từ đó điển tích “tham như mõ” mới được người đời gắn cho Mõ một cách châm biếm.

Đó là chuyện xưa. Ấy vậy mà, trong cơ chế thị trường hiện nay nhiều “con cháu” của Mõ vẫn chưa thể gỡ bỏ cách gọi châm biếm của người đời. Thậm chí “tham như mõ” lại được đẩy lên với nhiều cung bậc cao hơn.

Đó là các hiện tượng lợi dụng truyền thông, lợi dụng báo chí để tống tiền, bảo kê… Sức mạnh của đồng tiền giúp cho nhiều “con cháu” của Mõ nói không thành có, biến đen thành trắng…

Lòng tham đó bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân, là kẻ thù của lợi ích chân chính. Đi ngược lại với lợi ích chung là là những biến đổi tiêu cực trong đạo đức nghề nghiệp của nhiều nhà báo hiện nay. Báo chí, nhà báo trên một phương diện nào đó cũng vì thế chưa thực sự phát huy hiệu quả vai trò của mình như: Phản ánh sự kiện chân thật, khách quan; chư làm tốt cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; thông báo cho nhân dân biết về các vấn đề mới; giáo dục, giải trí, giải thích đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, truyền thống, bảo vệ quyền lợi của người dân;…

Chống bệnh tham lam thì phải xây dựng đội ngũ nhân lực phục vụ ngành báo chí phải vừa "hồng" vừa "chuyên". Đòi hỏi nhà báo phải có đạo đức cách mạng. Muốn có đạo đức cách mạng thì phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng liên tục, thường xuyên.

                                                                   Đào Dâng Triều

Lớp Báo chí K.31B

Học viện Báo chí và Tuyên Truyền

 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN