Flurona - Mối lo cho hệ thống miễn dịch của con người

(Sóng trẻ) - Flurona là một thuật ngữ mới ra đời dùng để mô tả người nhiễm virus cúm và SARS-CoV-2 cùng một lúc hoặc liên tiếp nhau, làm dấy lên lo ngại cho sức khỏe của người bệnh và nguy cơ quá tải hệ thống y tế.

image2.jpg
Flurona là một sự kết hợp đáng lo ngại giữa 2 loại virus (Nguồn: WPTV)

Hiện nay, trên toàn cầu đã ghi nhận một số ca nhiễm đồng thời cả 2 loại virus này.

Tại Mỹ các trường hợp lây nhiễm kép này được phát hiện từ tháng 2/2020. Tại Israel, hồi cuối tháng 12/2021, một người phụ nữ đang mang thai chưa tiêm vaccine COVID-19 có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và cúm tại một bệnh viện. Người này có triệu chứng nhẹ và sau đó đã được xuất viện. Không chỉ Israel hay Mỹ, các trường hợp nhiễm trùng kép cũng đã được báo cáo ở Tây Ban Nha, Brazil...

Vì sao đến bây giờ flurona mới nhận được sự chú ý?

Theo hãng tin CNA, hiện tượng nhiễm flurona không hoàn toàn mới bởi trước đó đã ghi nhận báo cáo về trường hợp này từ đầu năm 2020. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của nhiều biến chủng mới và nguy hiểm từ COVID-19, đặc biệt là biến thể Omicron với khả năng lây lan gấp nhiều lần đã khiến các chuyên gia lo ngại về sự gia tăng các ca lây nhiễm kép.

Bệnh viện Nhi Texas (Mỹ) vừa ghi nhận một trẻ bị nhiễm flurona (mắc đồng thời cả cúm A và COVID-19). Bệnh nhân không phải nhập viện và đang dần hồi phục.

Nước Mỹ đang trong thời kỳ đỉnh dịch với trung bình hơn nửa triệu ca mỗi ngày, đỉnh điểm là 1 triệu ca mắc một ngày. Điều này gây ra sự quá tải hệ thống y tế của nước này. Các chuyên gia y tế dự đoán sẽ có nhiều hơn các ca flurona khi số bệnh nhân cúm và COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng do biến thể Omicron rất dễ lây lan.

image1.jpg
Sự quá tải hệ thống y tế ở Mỹ (Ảnh: Sina)

Flurona có nguy hiểm không?

Tiến sĩ Versalovic cho biết: “Tôi dự đoán sẽ có nhiều người nhiễm cả cúm và COVID-19. Nhưng tôi không thấy bất cứ điều gì khiến tình trạng nhiễm Covid-19 trở nên tồi tệ hơn. Đó là hai tác nhân gây bệnh do virus mà chúng ta đều có thuốc chữa”.

Theo ghi nhận của các chuyên gia, những người bị suy giảm hệ miễn dịch rất dễ nhiễm đồng thời hai loại virus, nhất là ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch chưa quen với nhiều loại virus thông thường.

image3.jpg
Ảnh: Times of Israel

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Esper, virus cảm lạnh là nguyên nhân gây ra các trường hợp đồng nhiễm phổ biến nhất.

Hiện tại, vẫn chưa có thông tin chính thức rằng flurona có gây ra bệnh nặng hơn hay không nhưng “Nếu đã mắc Covid-19, bạn nên bảo vệ bản thân để tránh nhiễm virus cúm, vì lây nhiễm kép sẽ tấn công mạnh hơn vào hệ miễn dịch”, giáo sư David Edward, nhà khoa học tại Đại học Harvard.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN