Greenland đang dần trở thành “hòn đảo xanh” như tên gọi của mình

(Sóng trẻ) - Diện tích băng bị mất ở Greenland trong 3 thập kỷ qua gấp khoảng 36 lần diện tích của Thành phố New York.

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2024-02-14-lu-c-12-33-10-ch.png
Trầm tích màu nâu trên băng tan gần Kangerlussuaq (Greenland). Băng tan nhanh đang tác động đến cảnh quan của Greenland, bao gồm sự lắng đọng trầm tích. (Ảnh: Martin)

Số lượng thảm thực vật ở Greenland bắt đầu tăng gấp đôi từ giữa những năm 1980 - 2010. Những vùng đất bị bao phủ bởi băng và tuyết đã biến thành đá cằn cỗi, ngập nước và cây bụi. Cũng trong khoảng thời gian trên, vùng đất ngập nước đã tăng gấp 4 lần.

Bằng cách phân tích hình ảnh vệ tinh, các nhà khoa học phát hiện Greenland mất 28.707 km2 băng trong 3 thập kỷ qua và đưa ra cảnh báo về một loạt tác động gây hậu quả nghiêm trọng đối với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2024-02-14-lu-c-12-33-00-ch.png
Sông băng Russell gần Kangerlussuaq, phía tây Greenland. Các vùng đất ngập nước và cây bụi đang phát triển ở những nơi từng có băng và tuyết. (Ảnh: Jonathan Carrivick)
a-nh-chu-p-ma-n-hi-nh-2024-02-14-lu-c-12-32-53-ch.png
Quang cảnh Bowdoin Fjord tại Qaanaaq ở phía Tây Bắc Greenland. Tình trạng băng tan đã làm lộ ra đá cằn cỗi ở nhiều nơi trên vùng đất này. (Ảnh: Mark Smith)

Nguyên nhân gây tan chảy lớp băng vĩnh cửu là do nhiệt độ Trái đất nóng lên, từ đó làm tăng nhiệt độ trên đất liền. Một lớp băng dày trên bề mặt Bắc Cực ghi nhận bị tan chảy và giải phóng carbondioxide, metan, làm trầm trọng tình trạng nóng lên của Trái đất. Lớp băng vĩnh cửu tan chảy cũng gây mất ổn định đất đai, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng.

“Chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu cho thấy việc băng tan gây ra các hiện tượng tiêu cực khác, dẫn đến việc Greenland bị ‘phủ xanh’. Nơi băng co lại để lộ ra mặt đất trơ trụi, sau đó là lãnh nguyên hình thành và trở thành cây bụi”, Jonathan Carrivick, một trong những tác giả của báo cáo cho biết.

Ngoài ra, nước thoát ra từ băng tan đang di chuyển trầm tích và phù sa, cuối cùng sẽ hình thành các vùng đất ngập nước và đầm lầy.

Việc mất đi lớp băng đang tạo ra “chiếc gương phản ánh”. Tuyết và băng thường phản chiếu năng lượng của mặt trời trở lại không gian, ngăn chặn sự nóng lên quá mức ở các vùng trên Trái đất. Nhưng khi băng biến mất, những khu vực đó hấp thụ nhiều năng lượng mặt trời hơn, tăng nhiệt độ bề mặt đất, tình trạng băng tan chảy cùng nhiều tác động tiêu cực khác.

Michael Grimes, tác giả chính của báo cáo, cho biết dòng trầm tích và chất dinh dưỡng ở vùng nước ven biển gây khó khăn cho cộng đồng bản địa: “Những thay đổi này rất quan trọng, đặc biệt đối với người dân bản địa có hoạt động sống phụ thuộc vào sự ổn định của các hệ sinh thái mỏng manh này”.

Việc mất khối lượng băng ở Greenland là nguyên nhân làm mực nước biển dâng toàn cầu, đặt ra những thách thức đáng kể ở hiện tại và tương lai.

Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới và là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch. Dân số hiện có khoảng 57.000 người. Phần lớn diện tích được bao phủ bởi băng và sông băng nên người bản địa chủ yếu dựa vào hệ sinh thái tự nhiên để sinh tồn.

Greenland đang ấm lên với tốc độ gấp đôi trung bình toàn cầu kể từ những năm 1970. Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nhiệt độ khắc nghiệt trong tương lai có thể xảy ra.

Nguồn: Angela Dewan - CNN

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN