Hướng đi nào cho quy hoạch “treo”

(Sóng Trẻ) - Ngày 5/10 vừa qua, tại kì họp thứ 6 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa VIII đã thảo luận những vấn đề “công tác lập, thực hiện và quản lí quy hoạch đô thị”. Vấn đề quy hoạch “treo” được đem ra mổ xẻ, bàn bạc. Không riêng TP HCM mà hiện ở nhiều địa phương trên cả nước, quy hoạch “ treo” đang là những căn bệnh nan y, rất cần có những liều thuốc đặc trị.

Nhức nhối quy hoạch “treo”

Khái niệm quy hoạch “treo” dùng để nói về những quy hoạch không được thực hiện làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và xã hội. Theo Bộ trưởng Mai Ái Trực: Có ba dạng “treo” chính. Thứ nhất, địa phương công bố quy hoạch một khu đất để xây dựng công trình, dự án nhưng sau đó không làm gì để thực hiện quy hoạch, trong khi người dân sống trong khu quy hoạch muốn xây dựng, sửa chữa, chuyển nhượng lại gặp khó khăn. Thứ hai, đã có quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án nhưng việc thu hồi không dứt điểm, kéo dài từ năm này sang năm khác, có khi chỉ vướng một vài thửa, trong khi nhà đầu tư mỏi mắt chờ giao đất. Tình trạng “treo” này làm chậm trễ tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Thứ ba, đất đã giao nhưng chủ đầu tư không đầu tư gì hoặc đầu tư một ít rồi bỏ đó gây lãng phí.

14549696f_97ee76f633a336606aeca1dd37_50495627.e1baa3nh17.jpg

Quy hoạch "treo" là vấn đề cấp bách phải làm trong quản lý đô thị ở TP HCM.

Hiện nay ở nước ta, các dự án quy hoạch “treo” đang chiếm diện tích đất đai ngày càng lớn. Tính riêng ở TP Hồ Chí Minh, đã có tới 28 khu đất với hàng ngàn hecta đất vàng. Tại Long An, khoảng 3.085 ha đất của 57 dự án bị treo. Ở huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang cũng có tới 3.268 ha đất không được các chủ dự án sử dụng. Gần đây, tỉnh Tây Ninh cũng xóa bỏ 10 cụm công nghiệp với diện tích gần 1150 ha… (Theo Vietnamnet). Và còn rất nhiều địa phương cũng đang trong tình trạng  dở khóc dở cười vì những dự án “treo” này.

 Quy hoạch “treo”, dân sống “chênh vênh”

Hiện nay, nhiều dự án có số vốn lên tới hàng trăm, thậm chí hàng triệu đô la Mỹ đang nằm bất động, và người dân phải chịu hậu quả nặng nề nhất. Những hộ dân nằm trong dự án quy hoạch muốn sửa sang nhà cửa, sang nhượng nhà đất... là điều không thể. An cư thì mới lạc nghiệp, nhưng nhà cửa dột nát, không được tu sửa khiến chất lượng sống của người dân tại những vùng quy hoạch thêm khó khăn bội phần. Nhiều khu đất vốn được để trồng lúa, cây ăn quả, rau củ lại bị bỏ hoang  vì nằm trong dự án “treo”. TP Hồ Chí Minh là nơi có nhiều quy hoạch “treo” nhiều nhất trong cả nước, điển hình là dự án khu đô thị sinh thái Bình Quới, Thanh Đa với diện tích tới 450ha, khi để cỏ mọc đã gần… 20 năm.

Dân thiếu đất làm nhà, thiếu đất sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt... Trong khi đó có biết bao mảnh đất quy hoạch bị bỏ hoang, cỏ mọc quá đầu người. Trước đây, nhiều người dân tiếc đất nên tận dụng chăn nuôi, trồng trọt nhưng chỉ được mấy ngày là bị doanh nghiệp xua đuổi. Chứng kiến nhiều mảnh đất quy hoạch bỏ hoang, người dân cũng chỉ biết xót xa “tấc đất tấc vàng”!

145495952_17e445c984c098a882bcb19d8e_50495621.e1baa3nh24.jpg
Một ngôi nhà trong khu quy hoạch treo

Không chỉ là sự tiếc rẻ mà vấn đề an sinh của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn Dương, email [email protected] than thở: “Chúng tôi là những người dân sống trong khu đô thị thanh niên Văn Thánh, quy hoạch “treo” 20 năm nay rồi. Người dân phải sống thiếu thốn và khổ đến cùng cực. Chỉ vì quy hoạch “treo” cho nên khu phố không thể phát triển, mà lại sinh ra nhiều tiêu cực trong sửa chữa và xây dựng nhà cùng nhiều tệ nạn xã hội khác. Rất mong các cấp chính quyền thực hiện theo đúng chủ trương và luật đất đai để người dân được nhờ” (Theo Vietnamnet).

Quy hoạch “ treo ” khiến cuộc sống người dân lao đao, và chính quyền thì đau đầu loay hoay tìm hướng giải quyết. Cũng nhiều lần đưa ra phương án thu hồi quy hoạch “treo”. Nhưng chính quyền địa phương đó cũng chẳng sung sướng gì khi khu đất quy hoạch bỏ hoang ấy đã từng một thời mang niềm tự hào của địa phương khi nó là dự án nổi như cồn thu hút vốn đầu tư. Từ những bức xúc và nỗi khốn khổ của người dân, vậy hướng đi nào cho những dự án “treo”?

Trần Ngân, Thu Thảo, Hồng Nhung, Bùi Nhung, Lan Hương

Báo mạng điện tử K30

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN