Khẩu trang y tế có mang lại cảm giác an toàn trong mùa dịch Covid-19?

(Sóng trẻ) - Trước diễn biến tình hình bệnh do virut corona gây ra, việc khuyến cáo đeo khẩu trang là một trong những hành động rất đơn giản nhưng hiệu quả phòng bệnh lại rất cao. Tuy nhiên, lựa chọn loại khẩu trang như thế nào cho đúng để phòng bệnh lại không phải là điều mọi người thường bỏ qua.

Virus corona có đường lây truyền khi tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh. Bởi vậy, trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm như hiện nay, khẩu trang y tế là vật ngăn cản hữu hiệu, làm giảm đáng kể nguy cơ lan truyền bệnh cho cộng đồng. Đeo khẩu trang trước hết để bảo vệ người xung quanh nếu mình bị mắc bệnh, bằng cách ngăn các dịch tiết ra nài. 

Khẩu trang y tế và những mặt trái khó lường

Theo bác sĩ Kiều Thị Kiên (chuyên khoa tai mũi họng bệnh viên bưu điện Hà Nội) việc đeo khẩu trang y tế căn bản ngăn chặn được virus thâm nhập qua giao tiếp. Khẩu trang y tế có 2 mặt:  mặt nài có đặc tính chống thấm, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra nài khi bạn hắt xì, ho hoặc thở mạnh.  Ở giữa mặt nài và mặt trong là lớp lọc có tác dụng ngăn chặn các hạt dịch văng bắn thì khẩu trang phải lọc được bụi bẩn, vi khuẩn, là lớp quyết định chất lượng khẩu trang.

Tuy nhiên, bên cạnh việc đeo khẩu trang y tế, các biện pháp phòng tránh khác cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Rửa tay thường xuyên, vệ sinh cơ thể và nơi ở, hay hạn chế tụ tập đông người được xem như những “liều vắc xin tự chế” hữu hiệu, đơn giản, góp phần hạn chế sự lây lan dịch bệnh Covid-19. 

dcfab4dde_anh1.jpg

Đeo khẩu trang là chưa đủ để phòng chống dịch bệnh

Chính những thông tin “tuyệt đối hóa” công dụng của khẩu trang đã tạo nên tâm lý đám đông, khiến người dân đổ xô đi mua khẩu trang y tế. Thậm chí, loại khẩu trang y tế càng chuyên dụng, càng đắt thì càng được săn lùng ráo riết. “Thừa nước đục thả câu”, các nhà thuốc và đại lý phân phối đẩy giá khẩu trang y tế lên mức kỉ lục, gấp 5-10 lần giá bình thường. Theo Tổng cục Quản lý thị trường, từ 31/01 đến nay đã có hơn 6400 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế trên cả nước bị kiểm tra, giám sát, xử lý do tăng giá, găm hàng. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính lên tới hơn 2,2 tỷ đồng. 

Mới đây, vụ việc một cơ sở sản xuất khẩu trang lớn nhất miền Bắc đặt tại Bắc Ninh bị phát hiện làm khẩu trang kém chất lượng khiến dư luận không khỏi hoang mang. Lợi dụng nhu cầu khẩu trang lên cao chưa từng có, nhiều xưởng gia công đưa ra thị trường những lô khẩu trang làm từ giấy vệ sinh, nhưng vẫn ghi nhãn mác là khẩu trang y tế kháng khuẩn và bán giá cao ngất ngưởng. 

Với những mặt trái xung quanh việc đeo khẩu trang y tế phòng bệnh, các tổ chức y tế trong và nài nước cũng đưa ra những khuyến cáo về việc sử dụng khẩu trang đúng cách. Theo WHO, mọi người nên sử dụng khẩu trang y tế hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết, tạo cảm giác an toàn giả tạo. 

Bác sĩ Kiều Thị Kiên cũng cho rằng, khẩu trang vải có tác dụng ngăn ngừa virus giống như khẩu trang y tế. Trên thực tế Bộ y tế đã khuyến cáo người dân dùng khẩu trang vải thay cho khẩu trang y tế, có tác dụng tương đương đồng thời có thể nhường khẩu trang y tế cho những người cần nó hơn, như bác sỹ và nhân viên y tế.

Mặt khác, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, mỗi ngày có hàng trăm nghìn chiếc khẩu trang bị thải loại. Điều này lại đặt ra bài toán môi trường về nguồn rác thải từ lượng lớn khẩu trang y tế đã qua sử dụng. Với cấu tạo nhiều lớp để phòng bệnh,  khẩu trang y tế được làm bằng các chất liệu vải không dệt khá bền nên rất khó phân hủy ở môi trường tự nhiên. Khẩu trang y tế cũng thường bị vứt chung cùng nhiều loại rác thải khác nên việc phân loại xử lý còn gặp nhiều hạn chế. 

Lựa chọn hợp lý nào cho mùa dịch: khẩu trang y tế hay vải kháng khuẩn?

dcfab4dde_anh2.jpg

Lựa chọn loại khẩu trang nào để tối ưu nhất

Khẩu trang y tế là lựa chọn của rất nhiều người bởi sự tiện lợi, an tâm và cảm giác “dễ thở” mang lại cho người dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng khẩu trang y tế dùng một lần tràn lan là một sự lãng phí, thậm chí có thể ảnh hưởng đến công tác chống dịch và tăng lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Anh Đinh Tiến Dũng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: “Để tìm mua một hộp khẩu trang y tế thật trong thời điểm này thực sự rất khó nhưng đành phải chấp  nhận mua với giá cao gấp 4, 5 lần ngày thường để phòng chống dịch thôi.”

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kể từ ngày 16.3, mọi người thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại các nơi công cộng có tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng... Sau chỉ đạo này, thị trường khẩu trang lại càng sôi động hơn bao giờ hết.

Hiện nay, tại một số bệnh viện và cơ quan đang tăng cường thực hiện sử dụng khẩu trang vải kháng khuẩn. Giặt sạch sau một ngày sử dụng giúp vừa bảo vệ sức khỏe, vừa tránh lãng phí, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chị Mai Hoa (nhân viên văn phòng, Hưng Yên) chia sẻ: “Tôi và gia đình lựa chọn khẩu trang vải kháng khuẩn để bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch này, tiết kiệm vì tái sử dụng được nhiều lần mà lại còn bảo vệ môi trường.” 

Anh Ân Đặng chủ sạp hàng chàng Sen từng tìm hiểu về rất nhiều loại khẩu trang khác nhau để có thể thay thế và giảm thiểu khẩu trang một lần chia sẻ: “Hiện nay có rất nhiều loại khẩu trang khác nhau, dùng cho các mục đích khác nhau nên cần xem rõ nhu cầu, mục đích sử dụng để chọn loại phù hợp. Cũng có nhiều loại dùng được nhiều lần, thay thế bộ lọc. Nhưng về cơ bản khẩu trang rất khó tái sử dụng hay tái chế vì cấu tạo lọc bụi và tránh dịch. Theo như Bộ y Tế hiện nay thì khẩu trang vải diệt khuẩn thì dùng khá tốt rồi, nhưng không phải lúc nào cũng cần dùng”.

dcfab4dde_anh_3.jpg

Được biết, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389:2010 về Khẩu trang y tế (gồm 3 phần: Khẩu trang y tế thông thường; Khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn; Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất). Trong đó, khẩu trang y tế phòng nhiễm khuẩn có tác dụng ngăn cản và diệt 99,9% vi khuẩn ngay trên bề mặt khẩu trang; Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có tác dụng lọc khí độc và hơi độc, tạo luồng khí sạch sau khi đi qua lớp lọc than hoạt tính; Khẩu trang y tế thông thường áp dụng cho khẩu trang y tế đã tiệt khuẩn và không tiệt khuẩn và tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7312: 2003 về phương tiện cá nhân bảo vệ cơ quan hô hấp - khẩu trang có tấm lọc bụi (khẩu trang vải). Tuy nhiên quy chuẩn đối với khẩu trang vải kháng khuẩn hiện còn thiếu

Khẩu trang y tế hay vải kháng khuẩn đang là sự lựa chọn băn khoăn của nhiều người. Mỗi người nên tìm hiểu đầy đủ về các loại khẩu trang và mua ở những địa chỉ uy tín trong mùa dịch này.

Lựa chọn khẩu trang y tế sử dụng một lần hay khẩu trang vải kháng khuẩn?
Xin mời bạn đọc cùng bình luận, đưa ra quan điểm của mình về vấn đề “Khẩu trang y tế có mang lại cảm giác an toàn trong mùa dịch Covid-19?”

BBT Sóng Trẻ




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN