Lá thư ngày 8/3

Cho đến nay, những dòng chữ trong bức thư thân thương và hình ảnh cô giáo kính yêu vẫn không hề phai mờ trong tâm trí tôi...

"Gửi Thu yêu quý!

Nảnh đi nảnh lại cô cũng đã đứng trên bục giảng 10 năm. Đến các em là thế hệ học sinh thứ 10 đi qua đời cô. Và tất nhiên trong 10 năm ấy, có nhiều học sinh để lại trong cô những tình cảm tốt đẹp, thường là sự quý mến. Nhưng với Thu, không chỉ có sự quý mến mà còn có cái gì đó như lòng thương và sự cảm phục, mặc dù thực tế em là cô bé đáng khâm phục chứ không phải đáng thương.

Cô không có may mắn dạy em từ lớp 6, đến lớp 9 cũng vì vô tâm mà mãi về sau cô mới biết hoàn cảnh của em. Cô cảm thấy thương em vì em thiếu thốn tình cảm của cha. Nhưng cô cũng mừng cho em vì em có một người mẹ thật tuyệt vời. Và cũng chính vì điều này mà cô thấy cảm phục. Cảm phục mẹ em đã nuôi dạy em thành con nan trò giỏi, cảm phục em vì em biết thương mẹ, không vì chỉ có một mình mà sinh ra đua đòi hư hỏng. Suốt cả một năm học, một cô bé già dặn trước tuổi như em liệu có biết rằng cô tuy có vẻ nài ghê gớm nhưng thực ra cô sống rất tình cảm. Chẳng qua vì phần lớn học sinh ở đây thực dụng quá nên cô không muốn mở rộng lòng mình mà thôi. Cô cũng rất dễ xúc động. Em có biết và cũng có tin rằng chính cái hôm đưa các em đi thi học sinh giỏi huyện, nhìn thấy cảnh mẹ em lóc cóc đạp xe tận tình đưa con đi thi, cô đã rất xúc động và rơm rớm nước mắt.

Vậy mà cô đã không làm cho em đạt giải cao. Cô buồn lắm. Không phải vì thành tích của cô, của nhà trường, mà cô buồn vì đã làm cho mẹ em và em hụt hẫng. Cô luôn cảm thấy mình có lỗi trong việc này. Vì vậy hãy tha lỗi cho cô. Đây là điều cô muốn nói nhất trong lá thư này.

Cuối cùng cô chúc em luôn vui, khỏe, hạnh phúc bên mẹ và bạn bè. Và trong cuộc sống, cô luôn cầu chúc cho cô học trò bé bỏng sẽ đạt được thành tích cao, sẽ thực hiện được những ước mơ đẹp.

Luôn yêu quý em!

    Hương - một cô giáo cũ"

 

Ảnh mang tính minh họa cho bài viết "Lá thư ngày 8/3"

(Nguồn : internet)

Đó là bức thư tôi nhận được vào ngày 8/3/2004, khi ấy, tôi đang học lớp 9. Bảy năm đã trôi qua, giờ tôi là một cô sinh viên nhưng những dòng chữ thân thương ấy vẫn mãi lưu lại trong tâm trí tôi, lá thư đó vẫn là thứ tôi mang theo trong hành lí khi rời quê lên Thủ đô theo học, bởi với tôi, cô và những kỉ niệm về cô là một phần kí ức không thể nào phai.

Tình cảm giữa cô và trò được bắt đầu trong buổi mẹ đưa tôi đi thi học sinh giỏi huyện. Hôm đó, chỉ có hai mẹ con tôi lai nhau bằng xe đạp vì nhà tôi nghèo quá, không có xe máy như những người khác. Cô Hương - người giáo viên bồi dưỡng môn văn cho tôi cũng là người đưa đoàn học sinh đi thi. Thấy tôi và mẹ đi xe đạp, cô đã không đi xe máy mà mượn xe của một bạn học sinh để đi cùng hai mẹ con tôi. Và cũng chính trong chặng đường đó, cùng mẹ con tôi trò chuyện, cô mới biết được rằng, tôi đã sớm mất bố từ khi còn thơ bé, chỉ có mình mẹ nuôi tôi khôn lớn.

Thật đáng tiếc, kì thi đó tôi chỉ đạt giải khuyến khích. Đó là một bước thụt lùi trong bảng thành tích mà tôi đã đạt được. Với tôi, đó là một sự thất bại. Nhưng tôi đã không hiểu được rằng, với cô Hương - cô giáo của tôi, đó còn là một sự ăn năn mãi trong cuộc đời dạy học của cô. Mặc dù thực tế, đó đâu phải lỗi tại cô.

Cô cảm thấy có lỗi vì cô đã không quan tâm đến tôi, đã không tìm hiểu về cuộc sống có phần kém may mắn của tôi. Cô tự trách mình không làm tròn vai trò của một người giáo viên. Cô cũng cảm thấy có lỗi khi đã không bồi dưỡng cho tôi được tốt hơn, để tôi có thể đạt được những thành tích cao hơn nữa. Bao nỗi niềm cô gói ghém vào lá thư nhỏ nhắn rồi trao cho tôi vào đúng ngày 8/3. Hôm đó, cô đến nhà tôi với món quà trên tay. Một chú gấu bông thật đẹp. Cô nói nó là món quà cô dành tặng tôi sau kì thi học sinh giỏi. Khi cô ra về tôi mới biết trên tay chú gấu bông còn có một lá thư. Tôi đã đọc và tôi đã khóc.

Năm tháng dần qua, những giọt nước mắt khi tôi đọc lá thư đầy tình cảm mà cô dành cho tôi năm ấy đã trở thành động lực thôi thúc tôi cố gắng hơn nữa trong cuộc sống. Có lẽ cô không biết được rằng, nhờ lá thư đó mà cô học trò nhỏ bé của cô đã chững chạc bước những bước đi đầy tự tin. Một ngày 8/3 nữa sắp đến, bao kỉ niệm ùa về trong tôi đầy nguyên vẹn, và lần này tôi khóc, khóc vì muốn nói lời “Tri ân” đến cô - cô giáo kính yêu mà tôi may mắn được gặp trong đời.

Hoài Thu

Lớp Truyền hình K.28A1

Học viện Báo chí và Tuyên truyền  

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN