Làm trái ngành: Có phải là sự lựa chọn đúng đắn?

( Sóng Trẻ ) - Phần lớn sinh viên ra trường đều gặp phải khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp. Theo đuổi công việc đúng chuyên môn mình đã được đào tạo hay chuyển hướng sang một ngành nghề hoàn toàn mới là câu hỏi mà nhiều người vẫn đang loay hoay” tìm kiếm câu trả lời cho chính mình.

70% sinh viên ra trường làm trái ngành

Đây thống kê của Bộ Lao động -Thương binh - Xã hội về cơ hội và sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên. Ra trường tìm được một công việc đúng chuyên ngành, phù hợp với bản thân là mong muốn của tất cả sinh viên, nhưng thực tế cho thấy không phải ai cũng nhanh chóng tìm được công việc như ý muốn. Ví dụ như sinh viên Nại thương tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh nhưng lại chuyển hướng sang  làm báo, sinh viên kế toán lại đi làm công việc hành chính không hề có chút liên quan nào đến ngành học. 

2901ce8ba_20150713134806viec_1.jpg

Việc làm luôn là vấn đề đau đầu với mỗi sinh viên khi ra trường

Vậy đâu mới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên? 

Trong thực tế, việc quyết định thi trường đại học nào chỉ là một thử nghiệm đầu tiên. Nếu sau này phát hiện thêm một sở thích khác hoặc nhận ra sở trường của bản thân mình ở đâu thì thay đổi chính là một sự lựa chọn không tồi. Như đã nói ở trên thì chuyện “học  một đằng, làm một nẻo” đã trở nên quá phổ biến. Họ chấp nhận làm công việc trái ngành vì nhiều lý do. Có người chỉ xem công việc trái ngành đang làm là giải pháp tình thế, nhưng sau một thời gian lại tìm được cảm hứng và phát hiện được năng lực của bản thân trong công việc đó và tiếp tục gắn bó với nó.Có người làm trái ngành là do trong quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm, họ thấy bản thân không phù hợp với ngành học hiện tại nên quyết định sẽ sang một ngành nghề mới, phù hợp hơn với năng lực của bản thân. Thế nhưng nhiều khi việc bất chấp tất cả để chờ đợi một công việc đúng chuyên môn lại khiến sinh viên bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp tốt chỉ vì nó không đúng với chuyên môn của mình.

Trong thời buổi kinh tế khó khăn và trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì kiếm được một công việc đúng chuyên ngành không dễ dàng gì. Chính vì vậy, thử sức mình ở các lĩnh vực khác nài chuyên môn là điều khó tránh khỏi và đôi khi cũng là một sự lựa chọn có lợi đối với người tìm việc

Làm trái ngành: bạn nghĩ gì?

Có rất nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề làm trái ngành, trái nghề này. Bạn Đinh Thị Giang (1993, Hải Dương), vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: “Đi theo định hướng của gia đình, mình theo học sư phạm Văn. Tuy nhiên, ngay từ khi học năm 2, mình đã thấy bản thân không phù hợp với môi trường sư phạm. Bằng việc tham gia các hoạt động xã hội và thay vì làm thêm bằng công việc gia sư như bạn bè thì mình hay làm các công việc về truyền thông và PR. Ra trường, mình đi theo ước mơ của bản thân là làm truyền thông cho một công ty đồng phục dù cầm trên tay tấm bằng Khá Sư phạm. Kiến thức môi trường ĐH không hề liên quan chút nào đến công việc hiện tại mình đang làm, tuy nhiên, mình không hề thấy lãng phí quãng thời gian 4 năm học. Điều quan trọng là mình đã xác định được bước “chuẩn bị” từ trước để khi ra trường làm trái ngành rồi.”

Chị Phạm Hạnh (1990, Bắc Giang), tốt nghiệp Học viện Quân y đã ra trường được 3 năm, chia sẻ: “Những kiến thức được trang bị ở trường ĐH rất quan trọng, có nhiều ngành nghề cần kiến thức chuyên môn, được học và đào tạo bài bản mới có thể làm được. Như chuyên ngành Dược của mình cũng vậy. Bản thân mình nghĩ mình có thể làm trái ngành như làm kinh doanh thì được, chứ còn làm Giáo viên, Sư phạm thì không thể được. Làm trái ngành theo quan điểm của mình là không có vấn đề gì cả, miễn là bạn làm tốt và cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên, nên hạn chế làm trái ngành vì nhiều khi bạn lãng phí rất nhiều thời gian cho việc học trước đó, và lại tiếp tục tốn thời gian để học tập thêm nhiều điều khác cho công việc mới mà bạn lựa chọn”.

2901ce8ba_fpt_arena_anh5.jpg

Nguồn : internet)

Một ý kiến khác của bạn Đỗ Mạnh Tuấn 1993 Học viện Bưu chính viễn thông: “Mình ra trường được 1 năm rồi, vẫn đang trong thời gian tìm một công việc phù hợp với bản thân những gì mình được học ở trường trong 4 năm qua. Có nhiều bạn cùng lớp mình ra trường làm trái ngành rủ mình làm cùng nhưng mình từ chối. Mình nghĩ ra trường mà làm trái ngành thì 4 năm học vừa qua là vô ích”

Trong điều kiện thực tế hiện nay, để tìm được công việc theo đúng chuyên ngành mình theo học ở trường không phải là dễ. Không ai muốn những năm học Đại học, Cao Đẳng của mình bị bỏ phí để đi làm những việc không liên quan. Nhưng cũng không nên bảo thủ cố chờ đợi công việc theo đúng chuyên ngành học của mình mà bỏ lỡ cơ hội khác.

Bạn nghĩ sao về tình trạng sinh viên hiện nay làm trái ngành trái nghề? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến, sự lựa chọn của bạn? Chấp nhận thực trạng này? Hay là chờ đợi cơ hội được làm việc đúng ngành đã được đào tạo ở trường?
Từ ngày 7/12/2016 đến ngày 14/12/2016,  trang tin Sóng trẻ (songtre.tv) mở diễn đàn “Làm trái ngành: Có phải là sự lựa chọn đúng đắn?”. Mọi ý kiến, phương án của bạn đọc đề xuất sẽ được đăng tải trên trang tin Sóng trẻ để trao đổi, tranh luận. Các ý kiến tham gia diễn đàn xin gửi qua email: [email protected].

BBT Sóng Trẻ / Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN