Mẩu chuyện xung quanh vấn đề tương lai của báo i

(Sóng trẻ) - Tương lai của báo in rõ ràng là một vấn đề mang tầm vỹ mô, rất nỏng bỏng nhưng không phải ai cũng quan tâm và đủ sức để nhìn nhận đúng đắn. Thay vì những câu chuyện đầy tính lý luận, lý thuyết, chúng ta hãy cùng lắng nghe tâm sự một người trong cuộc, người đang trực tiếp hiến dâng ngòi bút cho “mảnh đất” báo in tưởng như đang “già cỗi” và mấp mé bên bờ vực diệt vong.

Vào một buổi chiều trung tuần tháng 12, nhà báo Lê Bền, hiện công tác tại báo Nông nghiệp Việt Nam, từng đạt giải “Báo chí toàn quốc tuyên truyền ATVSTP” ngồi lặng lẽ trong một quán Café nhỏ ở Ngọc Hà, Hà Nội. Khi được hỏi về tương lai báo in, đôi mắt anh nhìn ra xa, nét mặt lặng xuống, trầm tư suy nghĩ. Chiều đông tàn, mọi thứ như quạnh khô, rát cháy và đó chính là khung cảnh người viết có cuộc trao đổi ngắn với nhà báo về những chuyện tưởng như rất lớn, rất cũ nhưng vẫn khiến bao trái tim phải thổn thức, suy nghĩ.

Thưa anh, đã có nhiều ý kiến cho rằng trước sự phát triển của báo mạng, báo in rồi đây sẽ “chết”. Ở cương vị một người làm báo in, anh có suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Trong bối cảnh xã hội hiện nay, báo chí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, vì thế báo chí bây giờ thực sự rất phát triển. Tuy nhiên với Báo in thì không hẳn vậy! 

Không thể phủ nhận rằng, từ khi báo mạng ra đời, sức hấp dẫn của nó đã làm lu mờ đi tình yêu dành cho báo in của không ít độc giả. Có đôi lúc tôi vẫn thấy hơi buồn vì nhiều tờ báo in giờ đây có mức giá rẻ mạt chỉ từ 3.000 – 4.000đ mà vẫn… ế khách. Nhìn thấy cảnh ấy, người làm báo in ai mà không chua xót? Có lẽ đâu đó, sự cao đẹp của việc cầm trên tay một tờ báo in khi đi đường, ngồi trong quán café đang dần dần mai một.

Tuy nhiên trong một vài năm trở lại đây, báo mạng lại bộc lộ nhiều nhược điểm mà báo in lại có khả năng làm tốt những gì mà báo mạng chưa làm được, vì thế báo in lại tiếp tục có cơ hội vươn lên. Tất cả các cơ quan báo in lớn nhỏ hiện nay, kể cả báo Nông nghiệp Việt Nam tôi đang công tác, đều nỗ lực hết mình để cải thiện và phát triển tờ báo của mình kể cả về nội dung và hình thức để thu hút độc giả.

Tôi nghĩ sẽ không có “cái chết” dành cho báo in. Mỗi  loại hình báo chí tồn tại đều có nguyên do của nó. Hơn nữa, bản chất của báo mạng sinh ra đâu phải để triệt bỏ báo in. Sự xuất hiện của những loại hình báo chí khác, trong đó có báo mạng điện tử không thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy vong của báo in. Nếu có, họa chăng là báo in tự giết chính mình bằng cách quay lưng lại với  lợi ích xã hội, cộng đồng.

494e9666e_3.jpg

Sự phát triển của công nghệ kéo theo mối lo báo in sẽ biến mất

Nếu không chết, theo anh, hướng đi của báo in trong một vài năm tới sẽ là gì?

Theo tôi thì báo in sẽ đi xuống như một lẽ tất yếu, kể cả lượng phát hành và số lượng các tờ báo in bởi đây là thời đại công nghệ thông tin. Khi cuộc sống ngày càng được “số hóa”, sự kết hợp của “đa phương tiện” ngày càng được ưa chuộng thì sức lan tỏa của báo in lại càng gặp nhiều khó khăn, cản trở.

Có lẽ khoảng 10 năm nữa, báo in hoạt động rất khó khăn. Và biết đâu tôi cũng sẽ chuyển sang viết cho Báo mạng? (cười lớn).
 

494e9666e_1.jpg

Những tờ tạp chí có thể trở thành thế mạnh của báo in trong một vài năm tới

Nói vậy, e là anh có vẻ vẫn ở thế bi quan trước tương lai của báo in?

Không, không bi quan mà là tôi nhìn nhận thực tế. Bạn hiểu không? Chuyện này nó đã rõ ràng lắm rồi, đâu cần suy nghĩ nhiều! Tôi nói là báo in sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng không nói là nó đang ở thế bí bách bên bờ tuyệt vọng. Tôi nói rồi, cái gì tồn tại cùng có lý do của nó, báo in tồn tại vì nó có những vai trò riêng, không loại hình báo chí nào thay thế được.

Vậy theo anh, trong giai đoạn mới, báo in sẽ đóng một vai trò như thế nào?

Sẽ vẫn đầy đủ chức năng như những loại hình báo chí khác và vẫn sẽ thực hiện tốt những công việc mà báo in đã làm cả trăm năm qua. Nài ra, tôi nghĩ nó sẽ chuyên sâu mảng bình luận hay phát triển thành các chuyên trang, tạp chí có tính chuyên môn cao.

Anh thấy báo in đã làm tốt vai trò của mình chưa?

Tôi thấy từ trước đến nay báo in nói riêng và báo chí nói chung đã từng làm tốt vai trò, nhiệm vụ của mình, tuy nhiên đó chỉ là một giai đoạn nhất định.
 
Cách đây 5- 10 năm, khi mà các tờ báo còn được Nhà nước bảo hộ, họ không phải tính đến vấn đề kinh tế nên chú tâm thực hiện tốt vai trò của mình. Nhưng khi quá nhiều tờ báo ra đời, Nhà nước không thể đủ ngân sách để bảo hộ, thì những tờ báo tư nhân lần lượt ra đời. Giống như những đứa con bị người mẹ của chúng ném ra đường thì chúng phải tìm đủ mọi cách để kiếm sống như làm thuê, ăn xin, thậm chí là ăn trộm, ăn cướp… để bươn trả, những tờ báo ấy cũng dần dần quên đi nhiệm vụ của mình để tồn tại, để mưu sinh. Vì thế báo chí đang dần dần không làm tốt vai trò của mình.

494e9666e_2.jpg

Đời sống & Pháp luật, tờ báo “nổi tiếng” với nhiều vụ án cướp – giết – hiếp

Vậy theo anh, nguyên nhân chính nào gây nên tình trạng đó?

Theo tôi nguyên nhân sâu xa nhất chính là vấn đề kinh tế. Những áp lực về kinh tế, về sự tồn tại, cơm áo gạo tiền khiến công lý dần bị những người tạo ra nó bẻ cong. Thứ hai là do nhà nước quản lí báo chí còn lỏng lẻo, nhất là trong việc dễ dàng cấp giấy phép cho tòa soạn khiến số lượng các cơ quan báo chí tăng lên nhanh chóng, nhưng chất lượng thì không cao. Bên cạnh đó là những lí do muôn thuở như do cơ chế thị trường, sự cạnh tranh độc giả, vấn đề đạo đức bị xuống cấp trầm trọng…

Anh có thể nêu một số những mặt xấu của báo in hiện nay?

Cũng giống như các loại hình báo chí khác, báo in cũng không tránh khỏi những hạn chế của mình. Gần đây có rất nhiều tờ báo đánh vào tâm lí, thị hiếu của độc giả để chuyên đưa tin, viết bài về các vụ việc cướp, giết hiếp, tiền- tình- tù tội… để “câu khách”… Điều đó làm phai mờ giá trị đạo đức của tờ báo cũng như tác động xấu tới xã hội.

Có nhiều người nói với tôi rằng, nhiều khi báo chí làm cho con người cảm thấy xã hội này mù mịt quá! (cười) Thật chua xót!

494e9666e_baoin.jpg

Báo Gia đình & Pháp luật dành rất nhiều "đất" cho các vụ trọng án, với những cái tít to đùng đến nhức mắt

Là một nhà báo, anh đã làm gì để góp phần cải thiện tình trạng ấy?

Tôi nghĩ mình chưa làm được gì nhiều để cải thiện tình trạng đó được, bởi tôi chỉ là một cá nhân bé nhỏ trong hàng ngàn, hàng vạn những người đã và đang theo nghiệp báo. Về phía tôi, tôi luôn cố gắng giữ gìn đạo đức nghề nghiệp cho trong sạch, thực hiện đúng theo luật báo chí và viết đúng sự thật, viết những bài báo không làm vấy bẩn lương tâm mình... Tôi không cho đó là công lao hay những gì phải tôn vinh. Đó là trách nhiệm của một người làm báo.

Gần 10 năm làm báo, thực sự tôi cũng đúc rút ra được nhiều bài học, về đạo đức, về sự ràng buộc giữa cái tình và cái lí. Khi tôi làm phóng sự điều tra, tôi thấy mình như một diễn viên, và cũng thấy mình giống một người cảnh sát điều tra tội phạm. Những kĩ năng ấy không ai dạy mình cả, tất cả đều nhờ “trường đời” dạy. Tôi chỉ khuyên các bạn trẻ khi mới vào nghề chưa vội viết hay, mà ban đầu hãy nên viết đúng.

Cảm ơn anh về buổi nói chuyện! Chúc anh luôn mạnh khỏe và dồi dào bút lực!

Huệ Nguyễn

Lớp: Báo mạng điện tử K31




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN