Mô hình tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho phụ nữ lúc nông nhàn

(Sóng trẻ) - Mong muốn tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn, chị Bùi Thị Tiền (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) đưa nghề đan lát thủ công về quê hương. Mô hình giúp nhiều chị em, đặc biệt người khó khăn có thu nhập ổn định.

Nhận thấy nhiều phụ nữ địa phương chỉ làm ruộng mà chưa có việc làm thêm, chị Tiền quyết định mang nghề đan lát về quê. Sau thời gian học hỏi từ các làng nghề ở Hà Nội, năm 2018, chị trở về hướng dẫn bà con trong xóm và vùng lân cận. 

Đến nay, hơn 20 hội viên trong và ngoài xã ở nhiều độ tuổi khác nhau tham gia làm nghề. Thu nhập trung bình mỗi người dao động từ 1,5-5 triệu đồng/tháng, tùy vào thời gian làm việc. Không chỉ giúp phụ nữ có thêm nguồn thu nhập, mô hình còn mở ra cơ hội cho các em học sinh tranh thủ làm thêm trong dịp hè. Nhiều em đã có đủ tiền mua sách vở, đồ dùng học tập cho năm học mới, giảm bớt gánh nặng cho gia đình. 

Mô hình cũng mang lại cơ hội cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Tiêu biểu như chị Bùi Thị Vần bị câm điếc bẩm sinh. Nhờ học đan lát, chị Vần có thu nhập mỗi tháng khoảng 4 triệu đồng, đủ trang trải cuộc sống và hỗ trợ gia đình. Công việc ổn định giúp chị tự tin hơn, trở thành tấm gương nghị lực, truyền cảm hứng cho nhiều chị em trên địa bàn.

Chị Bùi Thị Tiền tận dụng thời gian rảnh làm thêm các sản phẩm đan lát. (Ảnh: Ngọc Hà)
Chị Bùi Thị Tiền tận dụng thời gian rảnh làm thêm các sản phẩm đan lát. (Ảnh: Ngọc Hà)

Chia sẻ về mô hình hoạt động, chị Tiền cho biết: “Công việc đan lát không vất vả nhưng đòi hỏi phải cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì và chăm chỉ. Lúc đầu mới tiếp cận công việc, tôi hướng dẫn chị em làm nghề và động viên, chia sẻ để họ yên tâm, hứng thú với nghề. Thực tế việc làm đem lại thu nhập không cao, nhưng chị em có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, vừa chăm sóc gia đình vừa có thêm thu nhập”.

Được biết, nguồn nguyên liệu chính phục vụ sản xuất là bèo tây, dây mây, tre… Nhờ sự đa dạng về chất liệu, các mặt hàng đan lát có thiết kế phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, một số sản phẩm đã được trưng bày và đạt giải tại các cuộc thi cấp tỉnh, khẳng định hiệu quả mà mô hình đem lại.

thiet-ke-chua-co-ten-6.png
Sản phẩm thủ công được làm theo đơn đặt hàng, xuất khẩu sang nhiều nước. (Ảnh: Ngọc Hà)

Tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn luôn là vấn đề được quan tâm. Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Lạc Thịnh khẳng định: “Mô hình ‘ly nông không ly hương’ là một giải pháp hiệu quả. Hội luôn chú trọng công tác hỗ trợ việc làm, trong đó chị Bùi Thị Tiền là tấm gương tiêu biểu khi mạnh dạn mang nghề đan lát về quê, giúp phụ nữ có việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống”.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật9 giờ trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN