Nà Cát – những ngày ngập tràn tiếng cười


(Sóng Trẻ) - Trở lại với cái lớp học nhỏ lần thứ 2, vẫn là lớp học với đôi bộ bàn ghế và một tấm bảng xanh; là đất cát bị cày xới dưới chân, là ánh nắng xuyên vào mỗi góc lớp; là những chiếc ghế mất chân, cập kênh trên nền đất. Tất cả vẫn nguyên vẹn như ngày đầu tiên tôi được nhìn thấy điểm trường nhỏ này.

Mang yêu thương về với bản làng

Nà Cát là điểm trường tạm bợ còn lại của xã Đức Thông, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Nà Cát trong tôi khi lần đầu tiên nhìn thấy là một ngôi trường nhỏ được lợp tạm bằng tre nứa với 3 phòng học dành cho học sinh mẫu giáo và tiểu học đã bị dốt nát, hỏng hóc do do mưa nắng. Được trở lại Nà Cát trong chiến dịch Mùa hè xanh 2013 cùng Đội TNTN Sông Mã, được tận mắt chứng kiến niềm vui và tiếng cười rộn vang mới thấy hết ý nghĩa của màu áo xanh.

Dạy học là một trong những hoạt động thường niên của Đội TNTN Sông Mã trong mỗi Chiến dịch Mùa hè xanh. Và năm nay, khi đến với Đức Thông, Đội đã tiến hành dạy học hè cho các em học sinh tiểu học tại 3 điểm trường: điểm trường Pò Điểm, điểm trường Trung tâm và điểm trường Nà Cát.

Nà Cát là cái tên đặc biệt nhất bởi đó là điểm trường xa nhất và cũng gặp nhiều khó khăn nhất. Nhân sự được phân công dạy học tại đây cũng chỉ có 2 thầy cô, không có sự luân phiên nhau như các điểm trường khác.

Trở lại với cái lớp học nhỏ lần thứ 2, vẫn là lớp học với đôi bộ bàn ghế và một tấm bảng xanh; là đất cát bị cày xới dưới chân, là ánh nắng xuyên vào mỗi góc lớp; là những chiếc ghế mất chân, cập kênh trên nền đất. Tất cả vẫn nguyên vẹn như ngày đầu tiên tôi được nhìn thấy điểm trường nhỏ này.

Nhưng cũng có những điều khác biệt tôi được nhìn thấy, đó là yêu thương và những nụ cười. Vừa bước đến cửa lớp đã thấy mấy em học sinh đến ngồi trong lớp, là nụ cười hồn nhiên; là cái khoanh tay chào thầy, chào cô. Lớp học nhỏ ấy những ngày này luôn rộn vang tiếng cười nói của cô trò.

Những bài học đơn giản, những câu chuyện, bài hát; những trò chơi nho nhỏ đã giúp cô trò thêm gần nhau. 10 ngày không đủ để các TVN của Đội TNTN Sông Mã truyền thụ kiến thức cho các em, nhưng đủ để lắng nghe và chia sẻ cùng các em những câu chuyện về cuộc sống hàng ngày, về chuyện học và về những ước mơ giản dị của cái tuổi lên 6, lên 7.

Lần đầu tiên tham gia Mùa hè xanh, cũng là lần đầu tiên được mặc áo xanh đứng trên bục giảng để dạy các em thơ nhưng tôi nhìn thấy niềm vui, hạnh phúc và cả những trăn trở trên gương mặt cô sinh viên năm nhất trường Đại học Nại thương trong mỗi buổi đi dạy.

Tạ Thị Thu Thảo Trang, cô giáo áo xanh của điểm trường Nà Cát tâm sự: “Ngày khai giảng, mưa, đi trên đường, hình dung ra lớp học sắp đến mà em mơ hồ lắm, mơ hồ về những đứa trẻ sắp tiếp xúc, về những gì mình có thể mang lại khi chưa một lân đến một nơi đặc biệt như này. Em thích cảm giác nghe bọn nhỏ đọc đồng thanh mỗi sáng, vang khắp cái lớp học nền đất đơn sơ, vang cả cánh đồng trước mắt. Mảnh đất ấy nghèo, nhưng tâm hồn những đứa trẻ ấy thì không hề nghèo. Mùa hè xanh đầu tiên, cảm thấy thật may mắn vì cái duyên với Nà Cát, nơi em thấy mình lớn lên trong suy nghĩ, biết tin tưởng và yêu thương nhiều hơn, cũng là nơi đọng lại những tình cảm cho đi và nhận lại, không lời mà bền chặt, lắng sâu”.

Mỗi ngày vượt quãng đường hơn 10km để đến trường với các em, Trang và Chiến đã phải bỏ lỡ khá nhiều hoạt động khác của Đội trong những ngày diễn ra Chiến dịch. Sáng sáng đến trường với các em, trưa lại về nơi ở cùng đồng đội; câu chuyện được nghe nhiều nhất chính là câu chuyện về học trò Nà Cát.

Tình thầy trò sau Mùa hè xanh

Gắn bó với các em học sinh Nà Cát từ những ngày đầu tiên đến khi Chiến dịch kết thúc, 10 ngày là những kỉ niệm, là nụ cười và cả giọt nước mắt của cô trò.

Những đứa trẻ vùng cao xin bố mẹ nghỉ một buổi làm đồng, làm nương để đến lớp với thầy cô; những bước chân nhỏ bé vượt quãng đường xa để ngày nào cũng có mặt thật sớm trong lớp học quen thuộc rồi ngồi đợi thầy cô đến. Có em chưa vào lớp 1 nhưng cũng theo anh chị đến lớp, ngồi nan nãn đọc bài theo cô. Cái lớp học nhỏ với đủ lứa tuổi nhưng đứa trẻ nào cũng ham học, hồn nhiên và trong sáng.

10 ngày để nhìn thấy những đứa học trò nhỏ mỗi ngày lại lớn lên, hồn nhiên và giản dị. Nhìn những bức vẽ Ước mơ của em, càng thấy trân trọng hơn con đường đến trường của học sinh Nà Cát.

Cô bé 5 tuổi với đôi mắt sáng tròn và ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho người nghèo. Có em ước mơ được làm công an, ước mơ được lái máy xúc…tất cả đều giản dị và hồn nhiên như cái tuổi của các em. Không biết con đường đi học của các em sẽ dài bao xa, ước mơ của các em có được ai chắp cánh; nhưng chỉ cần nhìn nụ cười của những đứa trẻ ấy, nghe chúng nói về những ước mơ giản dị của mình thì đều thấy tin tưởng và yêu thương.

Ngày bế giảng, nhìn những giọt nước mắt rơi mới thấu hiểu hết tình cảm mà những đứa trẻ vùng cao dành cho thầy cô giáo của mình. Có em đã ở lại rất lâu để nói chuyện với cô giáo, câu chuyện mà thường ngày em không kể với ai. Cậu bé ít nói, tinh nghịch thường ngày đã khóc trong ngày chia tay thầy cô áo xanh.

Những cái níu tay, những cái ôm như không muốn rời của cô trò sau 10 ngày gắn bó sẽ còn lại mãi trong kí ức của các TVN khi đến với Nà Cát.

Sau 10 ngày, hành trang mà các thầy cô áo xanh mang về Hà Nội là hình ảnh những đứa học trò nhỏ; là những ước mơ trong sáng của các em. Mùa hè xanh trong kí ức của cả Trang và Chiến sẽ là những ngày được đến với Nà Cát, là những trăn trở khi nghĩ về các em và thấy mình trưởng thành sau một chuyến đi, nơi mà các bạn thấu hiểu được tình thầy trò.

Nguyễn Minh Phương
Truyền hình K31A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN