Sau Cúp châu Âu, Anime cũng đứng trước nguy cơ bị “cấm cửa” tại Việt Nam

(Sóng trẻ) – Vấn đề vi phạm bản quyền tại Việt Nam đang diễn ra nghiêm trọng hơn bao giờ hết mà đỉnh điểm là việc VTVcab vừa qua đã bị buộc dừng phát sóng Cúp châu Âu. Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng Manga – Anime tại Việt Nam cũng đang “ngồi trên đống lửa” với những đường link HD lậu của “Dáng hình thanh âm” tràn ngập trên Internet.

Tiếp nối thàng công của Kimi no Nawa (hay còn gọi là Your Name) – bộ phim hoạt hình đạt doanh thu toàn cầu cao nhất mọi thời đại với hơn 350 triệu USD, CGV Cinemas Việt Nam đã quyết định mua tiếp bản quyền công chiếu Koe no Katachi (Dánh hình thanh âm) – một bộ phim hứa hẹn sẽ phá kỉ lục của “người tiền nhiệm”. 

Đây được cho là một bước tiến lớn trong ngành giải trí ở Việt Nam. Bên cạnh hai sê-ri ăn khách hàng năm là Conan và Doraemon, khán giả Việt Nam đã và đang được tiếp xúc nhiều hơn với những tác phẩm Anime (phim hoạt hình Nhật Bản) nổi tiếng, từ đó có cái nhìn tích cực hơn về loại văn hóa phẩm vốn được cho là ảnh hưởng không tốt tới giới trẻ này.

Thực tế đáng buồn

Chính thức công chiếu vào ngày 12/5 tại Việt Nam, tuy nhiên, chỉ chưa đầy một tuần sau, những đường link xem HD của Koe no Katachi đã xuất hiện tràn ngập trên mạng. Nguyên nhân do bộ phim đã được công chiếu tại Nhật Bản và một số nước trên thế giới từ trước, Việt Nam phải thỏa thuận và làm việc với đối tác trong một khoảng thời gian dài mới nhận được cái gật đầu từ phía Nhật Bản.

Các trang xem phim trực tuyến đã lấy bản RAW (bản thô) từ các trang web nước nài về Việt Nam, sau đó làm phụ đề và đẩy lên mạng. Đây là hành động vi phạm bản quyền nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu phòng vé của các rạp phim tại Việt Nam.

39bff6877_8447632_1741966569153123_3924654430552002967_n.png
3T Otaku là một trong những fanpage chuyên cung cấp phụ đề tiếng Việt cho những bộ Anime

Hành động này làm đã dấy lên một cuộc tranh luận căng thẳng trong cộng đồng Manga – Anime Việt Nam những ngày gần đây. Nhiều ý kiến cho rằng việc xem bản lậu trên mạng là bình thường, với một số lí do có thể kể đến như: “Tại sao bỏ tiền ra rạp khi có thể xem miễn phí trên mạng?”, “Gần nhà không có rạp phim” hay “Nghèo không có tiền”,… 

Bạn Phan Anh – sinh viên Đại học Công đoàn chia sẻ: “Điều này là dễ hiểu bởi mấy bạn sinh viên đi làm thuê được có 12-20 nghìn đồng một giờ. Và quan trọng hơn là mua truyện hay ra rạp xem Anime đối với các bạn ấy là không cần thiết bởi còn nhiều thứ khác phải chi tiêu. Bản thân mình mua mấy cuốn truyện đã gặp rất nhiều trường hợp phản ứng kiểu: “Mày có vấn đề à?””. 

Tuy nhiên, đại đa số cho rằng đây chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh”. Nguyễn Minh Quyền – một fan của bộ phim cho biết: “Mình không hiểu tại sao nhiều anh em lại đợi xem “chùa”, trong khi bỏ 45 nghìn đồng ra Lotte Cinemas là có được một cái vé. 45 nghìn đồng đâu có lớn lắm mà không ra rạp xem được? Ở rạp vừa có không khí, vừa có bạn bè, màn hình lại to, âm thanh lớn các kiểu. Nói chung mình vẫn ủng hộ việc ra rạp xem để các rạp mang nhiều Anime về hơn”.

Anime có nguy cơ bị “cấm cửa”

Có hai nguyên nhân dẫn tới khả năng khán giả Việt Nam sẽ không còn được tiếp xúc với những tác phẩm Anime nổi tiếng nữa: Bị đối tác Nhật Bản từ chối bán hoặc các đơn vị phát hành tại Việt Nam sẽ ngừng mua bản quyền vì không đảm bảo doanh thu.

Đầu năm 2017, ODEX – đơn vị giữ bản quyền Anime “Sword Art Online: Ordinal Scale” tại Singapore và Malaysia đã gặp rắc rối với đối tác Nhật Bản vì đã để bị rò rỉ… 8 phút nội dung bộ phim này. Trong thông báo của mình, ODEX đề cập đến việc một số người đã có hành vi quay phim trái phép và lan truyền trên mạng. Điều này có thể khiến Singapore và Malaysia trở thành hai quốc gia bị liệt vào “danh sách đen” cho những tựa phim Anime trong tương lai.

39bff6877_tbq_knk_3.png
Thông báo của ODEX về việc bộ phim bị rò rỉ 8 phút nội dung

Trong khi đó, tại Việt Nam, phần đông vẫn còn xem nhẹ việc vi phạm bản quyền vì sự tồn tại của “tâm lý dùng chùa” trong một bộ phận người Việt. Khác với Nhật Bản, đối với Việt Nam Anime vẫn còn là một nét văn hóa mới, phần lớn chỉ phục vụ nhóm đối tượng từ 16 – 25 tuổi. Việc mua bản quyền những bộ Anime là một bước đi tương đối mạo hiểm của các đơn vị phát hành và phân phối phim tại Việt Nam. Hành động đưa một bộ phim đang chiếu tại rạp lên mạng Internet có thể khiến cho khán giả từ bỏ ý định mua vé dẫn đến doanh thu phòng vé giảm. Nếu nhận thấy đây không phải là thị trường tiềm năng, các đơn vị này rất có khả năng sẽ dừng hẳn việc đầu tư và tập trung cho những thể loại khác.

Những ngày gần đây, một số fanpage có uy tín như “Mangaholic” hay “Hội những người ủng hộ truyện bản quyền” đang ra sức lên tiếng kêu gọi cộng đồng Manga – Anime hãy tôn trọng tác phẩm và ra rạp xem phim như một fan chân chính. Cùng với đó, họ cũng yêu cầu những trang web xem phim trực tuyến phải gỡ phim xuống và chỉ được phép đăng lên sau khi Koe no Katachi đã ngừng chiếu trên toàn quốc vào ngày 25/5 tới đây.

39bff6877_8528067_1281702748614798_5801844170998334470_n.jpg
Hội những người ủng hộ truyện bản quyền đăng tải bức ảnh kêu gọi cộng đồng Manga – Anime hãy ra rạp xem phim

Mặc dù đã gia nhập công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật từ năm 2004 nhưng có vẻ như người dân Việt Nam vẫn còn thờ ơ với vấn đề này. Nếu tình trạng này vẫn còn tiếp diễn, chắc chắn sự kiện VTVcab bị buộc dừng phát sóng Cúp châu Âu sẽ không phải là điểm dừng. Việc kêu gọi khán giả tôn trọng bản quyền đã và đang là ưu tiên hàng đầu của những đơn vị phát hành và phân phối phim tại Việt Nam. Bởi lẽ chính khán giả sẽ là người quyết định sự sinh tồn của tác phẩm.

Trên thực tế, việc vi phạm bản quyền Anime đã có từ lâu. Tuy nhiên, thị trường Anime tại Nhật Bản chia thành hai dạng chính: Anime dài tập và Tác phẩm Anime.
Đối với Anime dài tập, kinh phí cũng như công sức đầu tư sản xuất là ít hơn nhiều nếu so sánh với những tác phẩm Anime. Do vậy, việc một số trang web xem phim trực tuyến như phimbathu.com, HDonline.vn hay vuighe.net đăng tải những tập phim có phụ đề không ảnh hưởng nhiều tới doanh thu của nhà sản xuất.
Đối với những Tác phẩm Anime, đây là những bộ phim sẽ bán bản quyền cho đối tác nước nài, chưa kể đến việc mang đi dự thi tại những liên hoan phim thế giới. Bên cạnh đó, việc vi phạm bản quyền ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến doanh thu phòng vé trong nước. Do vậy vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

THẾ ANH

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật8 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật11 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN