Người phụ nữ dân tộc H’Mông và hành trình “giữ lửa” văn hóa truyền thống

(Sóng trẻ) – Tối ngày 21/10, tại tòa LakeView (Ba Đình, Hà Nội), diễn ra tọa đàm “Nỗ lực trao quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số - Chúng ta đang ở đâu” được tổ chức bởi Artistri Sud - tổ chức N có trụ sở tại Canada. Sự kiện thu hút sự chú ý từ mọi người bởi những chia sẻ thú vị và sâu sắc của chị Sùng Thị Lan về kinh nghiệm thay đổi, vươn lên của người phụ nữ dân tộc thiểu số.

Artistri Sud - Tổ chức N là tổ chức theo đuổi sứ mệnh trao quyền cho phụ nữ tại các nước đang phát triển thông qua đào tạo kỹ năng khởi nghiệp và lãnh đạo. Thông qua buổi tọa đàm lần này, tổ chức muốn trao đổi về kinh nghiệm thay đổi, sự vươn lên vượt qua số phận của những người phụ nữ dân tộc thiểu số.

Tọa đàm có sự tham gia của các diễn giả: Anh Hà Việt Quân – Vụ phó vụ Hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc, chị Nguyễn Thùy Linh, Giám  đốc Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng, Chị Sùng Thị Lan – Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Mường Hoa, Sapa, Lào Cai.

                              81c2d9a64_73325267_558311471604271_1860933338500431872_n.jpg
          Chị Sùng Thị Lan cùng các khách mời tham gia chia sẻ tại tọa đàm

Các nhóm dân tộc thiểu số hiện chiếm gần 14% dân số Việt Nam, đang đối mặt với các bất bình đẳng mang tính cấu trúc và phi chính thức. Bất bình đẳng cố hữu trên diện rộng bao gồm việc làm và thu nhập, giáo dục, tiếp cận dịch vụ y tế và sức khỏe sinh sản, do địa bàn vùng sâu vùng xa và thực hành văn hóa khác biệt. 

Bất bình đẳng giới với phụ nữ dân tộc là một phần của cấu trúc xã hội được đề cập bên trên. Bên cạnh đó, sự bất bình đẳng giới còn tồn tại ở cả cấp độ gia đình và cá nhân, nơi sự kỳ thị với phụ nữ cùng với việc thiếu nguồn lực đã và đang cản trở phụ nữ dân tộc lên tiếng, thực hành lãnh đạo trong gia đình và cộng đồng. Tiếng nói của phụ nữ trong cộng đồng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, thực tế và khảo sát đã chứng minh, nếu có đủ hỗ trợ và nguồn lực, phụ nữ không chỉ tự giúp được bản thân mình mà còn đóng góp đáng kể cho gia đình, cộng đồng xung quanh. Chị Sùng Thị Lan chính là minh chứng cho điểm sáng ấy.

       81c2d9a64_74643572_558311421604276_2181641630279270400_n.jpg
    Tọa đàm thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng

Chị Sùng Thị Lan người dân tộc H’Mông, là cô con gái thứ 5 trong gia đình có 11 anh chị em với hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập và sinh hoạt thiếu thốn. Nhưng với nỗ lực và quyết tâm của bản thân, chị Sùng Thị Lan đang từng bước thay đổi cuộc sống của mình và những người xung quanh. Hiện chị đang là giám đốc Hợp tác xã Mường Hoa, Tả Van, Sa Pa.

Tâm huyết với nghề thổ cẩm được trao truyền, hằng ngày chị cất công vào tận rừng sâu tìm kiếm nguyên liệu tạo màu cho sản phẩm của HTX. Mong muốn lớn nhất của chị là làm thế nào để giúp chị em phụ nữ vừa giữ được nghề truyền thống, vừa thoát nghèo mà lại không phải theo khách du lịch bán hàng rong. Chị Lan chân thành chia sẻ: “Ý tưởng tôi thành lập HTX này là vì tôi thấy bà con ở đây sau khi làm một vụ lúa xong thì không có việc để làm. Như vậy, việc đó vừa vất vả lại không ổn định và hiệu quả nên tôi nghĩ rằng phải làm gì đó để giúp bà con kiếm thêm thu nhập từ sản phẩm của mình mà vẫn bảo tồn được văn hóa truyền thống của đồng bào Mông, Mường Hoa”.

c0ae10f2f_73390888_558476951587723_8282622758483918848_n.jpg
     Khán giả tham gia trao đổi, thảo luận với diễn giả về chủ đề tọa đàm

Lúc đầu khi vừa bắt tay vào dự án chị đã gặp rất nhiều khó khăn bởi sự cản trở đến từ chồng con, gia đình, dân bản. Nài ra, chị còn gặp khó khăn từ việc hạn chế về tiếng nói của người phụ nữ, cùng những vướng mắc về nguồn vốn và thủ tục pháp lý. Dự án của chị Sùng Thị Lan là minh chứng cho sự vươn lên, vượt qua giới hạn và định kiến của xã hội về người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số.

Hoạt động của hợp tác xã chủ yếu tập trung sản xuất, hương thảo mộc và thổ cẩm truyền thống. Điểm đặc biệt sản phẩm được tái chế từ thổ cẩm cũ sau đó mang đi nhuộm chàm, nhuộm củ nâu, nhuộm màu, giặt tẩy, làm mới lại…Công việc hoàn toàn được làm thủ công từ tay của chính những người phụ nữ dân tộc. Sản phẩm tận dụng trang phục cũ và giá thành rẻ hơn cho du khách. Bởi theo chia sẻ của chị Lan, sản phẩm mới của người Mông  đen có giá 5-6 triệu đồng vì nó là thành quả lao động chăm chỉ của người phụ nữ trong cả năm. Vì vậy, đây là một điểm sáng tạo trong sản phẩm của HTX.

c0ae10f2f_73390862_558311628270922_7331662453064859648_n.jpg
 Chị Sùng Thị Lan tại Diễn đàn Phụ nữ khởi nghiệp (Ảnh: Internet)

HTX hoạt động chính thức vào tháng 1/2019, gồm có 20 công nhân, khách hàng chủ yếu là người nước nài chiếm tới 80%. Các sản phẩm được sản xuất từ HTX hiện đang được bán lẻ tại 2 cửa hàng. Mong muốn mở rộng quy mô hoạt động nhưng chị Sùng Thị Lan cho rằng, mở rộng cần sự bền vững, không ồ ạt, đi từ từ, suy nghĩ thật kỹ và cần giải quyết được vấn đề nguồn vốn và đầu ra cho sản phẩm.

Chị cho biết, rất nhiều du khách băn khoăn về độ vệ sinh, an toàn của thổ cẩm tái sử dụng. Do đó, chị hi vọng có thể cho du khách thấy tận mắt được quy trình sản xuất hoặc những biện pháp kiểm chứng độ an toàn của sản phẩm. “Hiện tại, sản phẩm làm ra tới công đoạn nào cũng sẽ được chụp ảnh và mong muốn sau này khi phát triển tốt lên có thể làm các clip cụ thể hoặc viết ra bộ sách nhằm truyền tải cho những người có đam mê tìm hiểu. Theo tôi, yếu tố tạo nên thành công của HTX  là biết nắm bắt, phân tích điểm mạnh của mình”.

“Ngày trước có rất nhiều lần ký kết hỗ trợ bà con người nghèo nên thành ra nhiều bà con ỷ lại, tranh nhau hộ nghèo mặc dù mình không nghèo. Vậy nên tôi đề xuất những người giàu thì cho các anh chị ấy vì họ có ý chí, họ làm, họ lao động mà ra. Nếu cho thì cho những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, bệnh tật”, chị Sùng Thị Lan cho biết thêm.

Hoạt động HTX đã tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định, giúp nâng cao đời sống người dân, đặc biệt là phụ nữ. Đây cũng chính là cơ sở để họ có điều kiện để cho con em mình đến trường, có cơ hội học tập và phát triển.

Những chia sẻ của chị Sùng Thị Lan là kinh nghiệm khởi nghiệp cho các bạn trẻ. Đồng thời chị Sùng Thị Lan còn là tấm gương sáng về nỗ lực vươn lên, vượt qua hoàn cảnh khó khăn của người phụ nữ dân tộc thiểu số vùng cao. Hoạt động của chị còn góp phần quảng bá và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống dân tộc cho bạn bè, du khách trong và nài nước. Để có được thành quả cần có sự hỗ trợ của các tổ chức nhưng quan trọng là họ làm chủ, được “trao quyền” thực sự. Tọa đàm tạo không gian tương tác, đối thoại đa chiều nhằm kết nối cá nhân, tổ chức quan tâm.

                                                                      Huy Ngọc


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN