Nhọc nhằn sản xuất Gameshow
(Sóng Trẻ) - Để sản xuất một gameshow truyền hình, với một đài truyền hình chuyện đó đã không phải là một điều đơn giản. Sẽ càng nhọc nhằn hơn khi người thực hiện gameshow ấy chính là các bạn sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường.
Tất cả mọi việc từ việc lên fomat kịch bản, phân công công việc sao cho ekip phải làm việc thật hiệu quả, chọn địa điểm quay hợp lý và hợp túi tiền, tuyển người chơi, dựng phông nền, thuê quay phim và dựng hậu kì... đều đòi hỏi sự tận tâm, tỉ mỉ cao độ và một tinh thần “thép”.
Bắt đầu từ fomat (Kịch bản khung)
Với một chương trình gameshow (trò chơi truyền hình), fomat là phần quan trọng đầu tiên và có tính chất quyết định nhất. Một chương trình gameshow hay phải có một kịch bản khung thật hấp dẫn, có sức sống lâu dài. Trong kịch bản khung phải xác định rõ ràng đối tượng chính mà chương trình hướng tới; sân khấu là studio hay nài trời; từng phần nội dung chính; MC, ánh sáng, dụng cụ...
Và đối với một chương trình do sinh viên thực hiện, một kịch bản nài yếu tố hay còn phải dễ thực hiện, hợp với túi tiền của sinh viên.
Nhọc nhằn trong phân công công việc
Việc làm quen với việc thực hiện một gameshow truyền hình quả không đơn giản. Mỗi nhóm sinh viên phải tự phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm từ tổng đạo diễn, người viết kịch bản, thư kí trường quay, quay phim, hậu trường, phụ trách tuyển người chơi, dựng phim... Mỗi công việc đều có sự hấp dẫn cũng như khó khăn riêng. Mỗi sinh viên phải hình dung và vận dụng tất cả các kĩ năng được học để thực hiện.
Tất cả các thành viên trong nhóm phải hỗ trợ và đồng nhất ý kiến với nhau sao cho chương trình diễn ra thật suôn sẻ, khớp thời gian và đảm bảo sự hấp dẫn. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để các bạn sinh viên truyền hình cảm nhận những khó khăn và đúc rút ra nhiều bài học quý báu cho việc thực hiện một gameshow truyền hình trong tương lai.
Một số hình ảnh trong quá trình sản xuất gameshow của sinh viên lớp Truyền hình K.28, Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Tất cả mọi việc từ việc lên fomat kịch bản, phân công công việc sao cho ekip phải làm việc thật hiệu quả, chọn địa điểm quay hợp lý và hợp túi tiền, tuyển người chơi, dựng phông nền, thuê quay phim và dựng hậu kì... đều đòi hỏi sự tận tâm, tỉ mỉ cao độ và một tinh thần “thép”.
Bắt đầu từ fomat (Kịch bản khung)
Với một chương trình gameshow (trò chơi truyền hình), fomat là phần quan trọng đầu tiên và có tính chất quyết định nhất. Một chương trình gameshow hay phải có một kịch bản khung thật hấp dẫn, có sức sống lâu dài. Trong kịch bản khung phải xác định rõ ràng đối tượng chính mà chương trình hướng tới; sân khấu là studio hay nài trời; từng phần nội dung chính; MC, ánh sáng, dụng cụ...
Và đối với một chương trình do sinh viên thực hiện, một kịch bản nài yếu tố hay còn phải dễ thực hiện, hợp với túi tiền của sinh viên.
Nhọc nhằn trong phân công công việc
Việc làm quen với việc thực hiện một gameshow truyền hình quả không đơn giản. Mỗi nhóm sinh viên phải tự phân công công việc cho mỗi thành viên trong nhóm từ tổng đạo diễn, người viết kịch bản, thư kí trường quay, quay phim, hậu trường, phụ trách tuyển người chơi, dựng phim... Mỗi công việc đều có sự hấp dẫn cũng như khó khăn riêng. Mỗi sinh viên phải hình dung và vận dụng tất cả các kĩ năng được học để thực hiện.
Tất cả các thành viên trong nhóm phải hỗ trợ và đồng nhất ý kiến với nhau sao cho chương trình diễn ra thật suôn sẻ, khớp thời gian và đảm bảo sự hấp dẫn. Tuy nhiên đây cũng là một cơ hội để các bạn sinh viên truyền hình cảm nhận những khó khăn và đúc rút ra nhiều bài học quý báu cho việc thực hiện một gameshow truyền hình trong tương lai.
Một số hình ảnh trong quá trình sản xuất gameshow của sinh viên lớp Truyền hình K.28, Học viện Báo chí và Tuyên truyền:
Phạm Thị Kim Oanh
Lớp Truyền hình K.28A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận