Những “tia hy vọng xanh” vươn mình đón nắng sau cơn bão Yagi

(Sóng trẻ) - 1 tháng sau khi cơn bão số 3 quét qua thành phố Hà Nội, một số tuyến phố đã cho cắt tỉa, dựng lại cây cũ và trồng cây mới thay thế cho cây bị gãy đổ, bật gốc. Đến nay, nhiều cây xanh đã bắt đầu vươn mình “hồi sinh”.

Sau bão số 3; những cây xanh bị gãy, đổ, không còn khả năng phục hồi sẽ được nhổ bỏ, trồng cây mới thay thế. Những cây chỉ bị gãy cành, có khả năng tái tạo sẽ được cắt tỉa và có phương pháp chăm sóc, phục dựng kịp thời.

Cơn bão Yagi đã làm cho khoảng 40.000 cây xanh gãy đổ trên địa bàn TP. Hà Nội. Trong số này, có hơn 13.600 cây xanh trên các tuyến phố chính do thành phố quản lý; còn lại là cây do các quận, huyện, thị xã quản lý và cây xanh trong các khu đô thị, cơ quan, đơn vị.

anh-1-1.jpg
Khung cảnh tan hoang khi hàng loạt cây xanh bật gốc, đổ rạp trên đường phố Hà Nội. (Ảnh: Báo Đầu tư)

 

Tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý III/2024 do UBND TP Hà Nội tổ chức ngày 3 tháng 10, ông Nguyễn Đình Hoa - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, Thành phố đã chỉ đạo triển khai phương án trồng dựng lại tại chỗ khoảng 3.418 cây (trong đó có khoảng hơn 100 cây quý hiếm, cây di sản, cây được bảo tồn và cây cổ thụ); đồng thời chuyển về vườn ươm để chăm sóc khoảng 580 cây.

Dù dấu vết của cơn bão lịch sử vẫn còn đọng lại trên nhiều con phố, những mầm xanh đã bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vươn mình đón nắng thu dịu dàng. Tại đường Phan Đình Phùng - con đường đẹp nhất Hà Nội, trải qua những ngày giông bão kinh hoàng, giờ đã dần lấy lại vẻ thơ mộng, yên bình vốn có.

anh-2-1.jpg
Từ những chỗ thân cây gãy đổ, những mầm xanh đã bật nở tràn đầy sức sống. (Ảnh: Mỹ Uyên)

 

Chị Lê Dung (32 tuổi, Ba Đình) bày tỏ sự vui mừng: “Sau cơn bão Yagi số 3, Việt Nam mình nói chung, miền Bắc và con đường Phan Đình Phùng nói riêng đã phải hứng chịu những hậu quả rất nặng nề. Tuy nhiên, sau khi tái thiết lại cây cối và quang cảnh, mình thấy đường Phan Đình Phùng đã quay trở lại với vẻ đẹp vốn có của nó. Trong thời tiết thu như này thì các bạn trẻ như mình cũng rất thích trở lại đường Phan Đình Phùng để chụp ảnh và thưởng thức vẻ thơ mộng của nơi này”.

Dọc con đường Tố Hữu (quận Hà Đông), những hàng cây đã được trồng mới và gia cố cẩn thận. Từ những cây mới trồng cho đến cây cổ thụ đã oằn mình sống sót sau bão lớn, trên thân cây đã xuất hiện những mầm non tràn đầy nhựa sống, từng bước hồi sinh màu xanh cho không gian thủ đô.

anh-3.jpg
Là một trong những con đường có nhiều cây bị gãy đổ trong cơn bão số 3 nhưng may mắn thay, đa số cây xanh đều có thể trồng lại và tiếp tục phát triển. (Ảnh: Mỹ Uyên)

 

Quan sát những cây xanh từng chút hồi sinh, cư dân tại chung cư C14 Bắc Hà, đường Tố Hữu, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm chia sẻ: “Như dãy này là cây đổ hết 1 phần 3 chứ không ít đâu. Ngay sau khi bão qua, cây xanh được dựng lại mấy hôm, giờ đang lên lá rồi đấy. Thành phố cũng quan tâm chăm tưới nên nó lên nhanh lắm”.

Tuy vậy, trên nhiều con phố, số lượng cây mới được trồng vẫn còn ít. Nhiều hố cây bật gốc chưa được xử lý, đá lát xung quanh vẫn ngổn ngang. Tình trạng này vừa gây nguy hiểm cho người đi bộ, vừa làm ảnh hưởng đến tiến độ phục hồi cảnh quan cho toàn thành phố.

Việc tái thiết cây xanh sau bão không chỉ nhằm hồi phục “lá phổi xanh” cho thủ đô mà còn tăng cường “đề kháng” cho hệ sinh thái đô thị, giúp giảm thiểu thiệt hại khi xảy ra thiên tai. Để cây xanh có thể hồi sinh, cần phải xác định rõ chủng loại, kích thước và mức độ thiệt hại để có những phương pháp “cứu chữa” đúng đắn, kịp thời.

anh-4.jpg
Sau khi dọn dẹp cây đổ, đất đá và tái thiết cây xanh; Hồ Gươm quay trở lại với vẻ đẹp yên bình, hoài niệm. (Ảnh: Mỹ Uyên)

 

Kiên cường như đất và người Hà Nội, vóc dáng hàng cây xanh đang định hình trở lại sau sự tan hoang, mất mát. Cây xanh không chỉ tạo cảnh quan cho phố phường mà còn là một phần ký ức, kỷ niệm của người dân Thủ đô. Mỗi cây xanh được hồi sinh là một niềm phấn khởi, đem lại những giá trị to lớn cho mảnh đất ngàn năm văn hiến.

anh-5.jpg
Mầm xanh chớm nở mang đến hy vọng về sự hồi sinh. (Ảnh: Mỹ Uyên)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật35 phút trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật58 phút trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN