Những hình ảnh chưa đẹp tại lễ hội: Vì đâu nên nỗi?

(Sóng trẻ) - Những hình ảnh chưa đẹp tại các lễ hội đầu xuân như chen lấn xô đẩy, xả rác, rải tiền lẻ, hối lộ thánh thần, đỏ đen bài bạc… khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Vì đâu nên nỗi như thế?

Đến hẹn lại lên, tháng Giêng âm lịch là lúc khắp mọi nơi trên đất nước vang lên những tiếng chuông chùa trong cõi hư không, linh thiêng mang đầy ước vọng về những điều may mắn, tốt lành đến với du khách thập phương. Thế nhưng, tình trạng “bát nháo” chen lấn xô đẩy đỏ đen.. lại diễn ra phổ biến. 

Tại khu danh thắng Tây Thiên (Vĩnh Phúc), các chiếu bạc được mở công khai ngay cạnh nơi diễn ra lễ hội như tôm cua cá,úp xèng, chiếc nón kì diệu… thậm chí còn chặn giữa đường đi của du khách hành hương. Hình ảnh phản cảm như thế nhưng lại không có sự vào cuộc của chính quyền địa phương hay ban quản lý khu danh thắng, nó tiếp diễn và đồng hành ngay trên đất Phật.

df975c6a6_2.jpg

Trò úp xèng ở lễ hội Tây Thiên

Không khó để bắt gặp hình ảnh chen lấn xô đẩy ở lễ hội chọi trâu Hải Lựu, hình ảnh cò mồi tại lễ hội khai ấn Đền Trần, rải tiền lẻ, hối lộ thần phật tại lễ hội Bà Chúa Kho, Chùa Bái Đính, Chùa Hương… mặc kệ có biển chỉ dẫn “không nhét tiền vào tay tượng phật”. Những biểu hiện đáng buồn, đáng suy ngẫm đó đã gây nên quan ngại về hành vi ứng xử thiếu văn hóa của người Việt mà trong đó, giới trẻ lại chiếm số đông. Bạn Nguyễn Hà ( ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu quan điểm: “Việc đi lễ hội đầu năm là việc rất tốt của con người, cầu mong những điều may mắn trong năm mới. Tuy nhiên cách thể hiện lại có phần phản cảm. Mình đi lễ hội Tây Thiên, thật đáng buồn khi thấy tiền lẻ nổi lềnh bềnh trên suối Giải Oan vừa mất mỹ quan, vừa lãng phí”.

df975c6a6_1.jpg
Chen lấn xô đẩy ở Chùa Hương

Vì đâu những điểm hẹn văn hóa, những chùa chiền vào mùa khai hội lại trở thành chốn eo sèo như chợ vỡ, trở thành bãi rác sau mỗi bước chân du khách. Phải chăng đó là sự xuống cấp của tiềm thức văn hóa trong con người khi cả xã hội đang quá mê tín như chia sẻ của PGS.TS Lương Hồng Quang, Phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia về câu chuyện cầu, cúng, rải tiền trong các lễ hội. Ranh giới nào để phân định giữa niềm tin thuần khiết, ước vọng thuần khiết với mê tín dị đoan sao cho đúng chuẩn mực cư xử và lối sống của người Việt.

Việc các sới bạc bủa vây lễ hội, mồi chài du khách nhưng cũng không thấy có sự can thiệp của cơ quan chính quyền các cấp, vẫn diễn hằng ngày như cơm bữa làm mất đi cái đẹp, sự linh thiêng, sự thanh tịnh của các chùa chiền, thiền viện khiến dư luận vô cùng bức xúc. Muốn giảm bớt những hoạt động này phải có sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chính quyền, ban quản lý để kịp thời ngăn chặn những hành vi phản tâm linh ở các lễ hội, để các lễ hội trở về với đúng vẻ đẹp thuần khiết vốn có.
Ngô Văn Cường
Báo mạng điện tử k32
Ảnh: Internet




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN