Những hội “cú đêm”

(Sóng Trẻ) - Có một hiện tượng mới xuất hiện nhưng lại khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay, đó là hiện tượng “cú đêm”. Bên cạnh những người phải thức đêm để làm việc, học hành cũng có không ít nhưng cô cậu “cú” thức chỉ để online “chat chit” trên facebook, yahoo và trên các trang mạng xã hội khác.

Thực trạng những hội "cú"

Hiện nay trên trang mạng xã hội facebook có khoảng 20 “hội cú”, được đặt dưới nhiều tên khác nhau như “Hội những người thức khuya”, “Biệt đội cú đêm”, “Hội cú đêm sành điệu”… với số lượng người tham gia không nhỏ như “Hội những người sống về đêm” với 38.050 thành viên, hay “Hội cú đêm siêu cấp”  thu hút 53.538 lượt người thích, trong đó đa phần là các bạn học sinh, sinh viên.

d3c6a3daf_anh1.jpg

Một hội cú đêm trên facebook.

Một trang facebook mang tên: “Hội những con cú đêm”, có đăng sastus như sau: “Hiện tượng chung của các cú đêm là đêm thức cho thiệt khuya, có người tới gần sáng luôn, leo lên giường ngủ thẳng cẳng tới trưa... Tự hứa với lòng là ngày mai phải ngủ sớm thôi... Ấy thế mà tối vẫn thức... mà thức thì cá chắc 99%  vô facebook... Bởi vậy, hội được lập ra cho những bạn thức tới sáng mà không có ai thức cùng! Welcome!” 

Đó cũng là một định nghĩa rất hoàn chỉnh cho “Những hội cú đêm” mà các bạn sinh viên lập ra, kêu gọi những bạn có tình trạng thức khuya thường xuyên như mình.

Việc thức khuya của các bạn xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Song, chắc chắn đa phần không phải thực vì việc học mà là bởi những thói quen không thể rời khỏi các trang mạng xã hội như facebook, yahoo, chat ola… hay những bộ phim đình đám mới ra mắt...

Nài ra, nguyên nhân còn đến từ chính “hội cú” mà các bạn tham gia. Việc ra nhập “hội cú” đồng nghĩa các bạn đã là những người thức khuya thường xuyên và phải thức khuya để hoạt động cùng với hội. Những cuộc trò chuyện của hội trên mạng xã hội thường diễn ra vào thời điểm sau 11h đêm, và kết thúc bằng việc điểm danh để đánh giá hoạt động thức đêm của các thành viên.

Bạn Vũ Như Quỳnh, sinh viên năm thứ 3 Đại học Việt - Hung chia sẻ: “Mình cũng tham gia một Hội cú, đêm đến là Hội điểm danh. Có hôm mình muốn đi ngủ sớm nhưng lại phải thức đến hơn 1h để điểm danh thì mới yên tâm ngủ được”.

Thậm chí hội còn gây áp lực cho các thành viên tham gia bằng cách: nếu thành viên nào không điểm danh hoặc dời khỏi phòng chat, facebook sớm hơn quy định thì ngày hôm sau sẽ nhận được những lời trêu chọc của các thành viên khác trong hội. Thưc khuya trở thành một nguyên tắc “bất di bất dịch” của hội.

Bạn Bùi Việt Cường, sinh viên Cao đẳng dầu khí Vũng Tàu cho biết : “Mình là thành viên một hội cú trên facebook, nhiều lần lâm vào tình huống dở khóc dở cười vì hội. Đặc biệt, có một hôm mình đi học về mệt quá, ngủ quên mất, vậy là sáng hôm sau mở facebook  ra thì nhận được hàng loạt comment trêu trọc của các bạn trong hội. Sau lần ấy, mình sợ luôn, rút kinh nghiệm đã tham gia vào hội là phải nghiêm túc thực hiên nội quy thức khuya”.

Hậu quả của việc thức khuya

Theo đánh giá của các nhà khoa học, đồng hồ sinh học của con người kéo dài 24h và thời gian để nghỉ ngơi hợp lí nhất từ 23h tới 5h sáng hôm sau. Thường xuyên thức khuya dễ khiến con người rơi vào trạng thái sa sút tinh thần, suy nhược sức đề kháng... 

Đối với các bạn trẻ thì tác hại của việc thức khuya càng nghiêm trọng hơn do nhu cầu ngủ, nghỉ của cơ thể cao hơn so với người lớn tuổi. Hơn nữa, việc thức khuya cũng sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động học tập ngày hôm sau do cảm giác mệt mỏi, sa sút tinh thần, khó tập trung tư tưởng… 

Bạn Phạm Mai Anh, sinh viên năm cuối Đại học Điện lực nói: “Đã có một thời gian mình thức đến tận 3, 4 giờ sáng mới đi ngủ. Lúc đó tình hình học tập của mình sa sút lắm, đi học cứ ngủ gật trên lớp, bài vở chẳng tiếp thu được gì. Bây giờ, mình quyết định cứ 11 giờ phải tắt đèn đi ngủ nên việc học cũng khá hơn rồi”.

d3c6a3daf_anh2.jpg

Suy giảm sức khỏe do thức khuya, nguồn Internet

Thực trạng những “hội cú đêm” được lập ra ngày càng nhiều và thu hút đông đảo các bạn trẻ gia nhập hội là một hiện tượng đáng báo động. Tình trạng này không chỉ gây hại đến sức khỏe và tinh thần của bản thân các bạn mà còn là ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước do những tác hại nghiêm trọng mà nó gây ra. 
                                                             Lê Thư
                                                      Phát thanh K31

(Bài viết đã được đăng trên sóng phát thanh - Chương trình Phát thanh Sóng Trẻ số 40)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN