Những người bất hạnh nương chốn Bồ Đề
(Sóng trẻ) Mỗi khi nhận một cháu nhỏ, sư trụ trì đều cất kĩ những gì của đứa nhỏ để hi vọng đó là kỉ vật để cha mẹ chúng có thể nhận lại con. Nhưng trong thời gian qua chỉ duy nhất có một bà mẹ đến nhận con. Và hầu hết những con người bị bỏ rơi ấy đều đã lớn lên trong sự chăm sóc của nhà chùa.
Chùa Bồ Đề là ngôi chùa cổ có từ thế kỉ 14, chùa có tên chữ là Thiên Sơn Tự. Đó là nơi tu hành của các vị sư nữ.
Không biết từ bao giờ, từ một lý do nào mà chùa lại trở thành gia đình của những mảnh đời nhỏ bé không mái ấm. Từ khi nơi đó trở thành mái nhà của những mảnh đời bơ vơ đã có biết bao thế hệ đã lớn nên, có vợ, có chồng, sinh con , đẻ cái và họ vẫn nhớ rằng nơi đó họ được che chở bởi tình cảm thân thiết ruột thịt mà không phải từ cha mẹ.
Nhìn bọn trẻ vui đùa, lòng người như thắt lại. Vì các em còn quá nhỏ để hiểu nỗi đau cha mẹ bỏ rơi. Khi hỏi một em nhỏ: tại sao em không ở nhà với cha mẹ mà lại đến đây. Em không trả lời mà đôi mắt hướng xa xăm như tìm kiếm một ai đó. Em mong một tiếng gọi yêu thương. Nhưng vô vọng…
Hiện nay chùa có nhận nuôi 68 em nhỏ, trong đó có khoảng 20 em ở lứa tuổi từ một tháng tuổi đền 12 tháng tuổi . Sư trụ trì Thích Đàm Lan tâm sự với chúng tôi: “Lần đầu tiên nuôi các bé thầy cũng thấy lo lắng, nghe thấy tiếng khóc thầy còn sợ”. Và đến bây giờ thầy và các cô nuôi đã truyền tình cảm ấy cho các em để rồi, khi các em lớn nên đi xa vẫn nhớ, vẫn mong như nhớ nhà, nhớ quê hương.
Hôm đó chúng tôi được chứng kiến một việc làm thường xuyên nhưng hết sức ý nghĩa của sư thầy. Mọt bác xe ôm đưa đến một anh thanh niên bị hỏng một tay, một chân. Thầy đã ân cần hỏi han thì được biết anh bị đuổi ra khổi nhà từ ba tháng nay.
Mẹ anh mất từ khi anh nên 3. Vốn thiếu thốn tình cảm nhưng sống với dì hai lại càng khổ, càng làm cho anh cảm thấy tình người bạc bẽo. Anh nói: “năm anh 15 tuổi anh bị dì hai chém hai nhát vào tay và vào chân”. Sau một hồi thầy nói: “Chú muốn ở đây thì thầy sắp xếp, không thì thầy sẽ xin việc làm cho”. Tôi có hỏi anh: “Tại sao anh lại chọn chùa Bồ Đề mà không phải một nơi nào khác”. Vì anh tin rằng nơi đây có sự bình yên, anh sẽ không phải đối mặt với sự ghẻ lạnh của người thân.
Mõi khi nhận một cháu nhỏ, sư trụ trì đều cất kĩ những gì của đứa nhỏ để hi vọng đó là kỉ vật để cha mẹ chúng có thể nhận lại con. Nhưng trong thời gian qua chỉ duy nhất có một bà mẹ đến nhận con. Và hầu hết những con người bị bỏ rơi ấy đều đã lớn lên trong sự chăm sóc của nhà chùa.
Xin cảm ơn sư trụ trì, cảm ơn các cô nuôi, cảm ơn ngôi chùa Bồ Đề đang từng ngày từng giờ nâng niu chăm sóc các em. Xin chúc các em nhỏ có cuộc sống hạnh phúc và tồt đẹp.
Vũ Thị Lan
Chùa Bồ Đề là ngôi chùa cổ có từ thế kỉ 14, chùa có tên chữ là Thiên Sơn Tự. Đó là nơi tu hành của các vị sư nữ.
Không biết từ bao giờ, từ một lý do nào mà chùa lại trở thành gia đình của những mảnh đời nhỏ bé không mái ấm. Từ khi nơi đó trở thành mái nhà của những mảnh đời bơ vơ đã có biết bao thế hệ đã lớn nên, có vợ, có chồng, sinh con , đẻ cái và họ vẫn nhớ rằng nơi đó họ được che chở bởi tình cảm thân thiết ruột thịt mà không phải từ cha mẹ.
Nhìn bọn trẻ vui đùa, lòng người như thắt lại. Vì các em còn quá nhỏ để hiểu nỗi đau cha mẹ bỏ rơi. Khi hỏi một em nhỏ: tại sao em không ở nhà với cha mẹ mà lại đến đây. Em không trả lời mà đôi mắt hướng xa xăm như tìm kiếm một ai đó. Em mong một tiếng gọi yêu thương. Nhưng vô vọng…
Hiện nay chùa có nhận nuôi 68 em nhỏ, trong đó có khoảng 20 em ở lứa tuổi từ một tháng tuổi đền 12 tháng tuổi . Sư trụ trì Thích Đàm Lan tâm sự với chúng tôi: “Lần đầu tiên nuôi các bé thầy cũng thấy lo lắng, nghe thấy tiếng khóc thầy còn sợ”. Và đến bây giờ thầy và các cô nuôi đã truyền tình cảm ấy cho các em để rồi, khi các em lớn nên đi xa vẫn nhớ, vẫn mong như nhớ nhà, nhớ quê hương.
Hôm đó chúng tôi được chứng kiến một việc làm thường xuyên nhưng hết sức ý nghĩa của sư thầy. Mọt bác xe ôm đưa đến một anh thanh niên bị hỏng một tay, một chân. Thầy đã ân cần hỏi han thì được biết anh bị đuổi ra khổi nhà từ ba tháng nay.
Mẹ anh mất từ khi anh nên 3. Vốn thiếu thốn tình cảm nhưng sống với dì hai lại càng khổ, càng làm cho anh cảm thấy tình người bạc bẽo. Anh nói: “năm anh 15 tuổi anh bị dì hai chém hai nhát vào tay và vào chân”. Sau một hồi thầy nói: “Chú muốn ở đây thì thầy sắp xếp, không thì thầy sẽ xin việc làm cho”. Tôi có hỏi anh: “Tại sao anh lại chọn chùa Bồ Đề mà không phải một nơi nào khác”. Vì anh tin rằng nơi đây có sự bình yên, anh sẽ không phải đối mặt với sự ghẻ lạnh của người thân.
Mõi khi nhận một cháu nhỏ, sư trụ trì đều cất kĩ những gì của đứa nhỏ để hi vọng đó là kỉ vật để cha mẹ chúng có thể nhận lại con. Nhưng trong thời gian qua chỉ duy nhất có một bà mẹ đến nhận con. Và hầu hết những con người bị bỏ rơi ấy đều đã lớn lên trong sự chăm sóc của nhà chùa.
Xin cảm ơn sư trụ trì, cảm ơn các cô nuôi, cảm ơn ngôi chùa Bồ Đề đang từng ngày từng giờ nâng niu chăm sóc các em. Xin chúc các em nhỏ có cuộc sống hạnh phúc và tồt đẹp.
Vũ Thị Lan
Lớp Quay phim K.28
Cùng chuyên mục
Bình luận