Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang – Nơi ra đời bản Tuyên ngôn lịch sử
(Sóng trẻ) – Cách đây 74 năm, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang nguyên là hiệu Phúc Lợi, một hãng buôn tơ lụa, vải vóc vào loại lớn nhất ở Hà Nội những năm 40 của thế kỷ trước. Ngôi nhà có vị trí thuận lợi, nằm giữa khu phố cổ, trung tâm buôn bán sầm uất của Thủ đô và thông ra hai mặt phố Hàng Ngang và Hàng Cân. Chủ nhân ngôi nhà là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ, là một gia đình tư sản yêu nước đồng thời đây cũng là cơ sở của cách mạng từ thời kỳ tiền khởi nghĩa.
Tư liệu cảnh quan phía bên nài di tích
Gia đình đã dành toàn bộ các phòng tầng 2 để Bác Hồ và các đồng chí Trung ương Đảng ở, làm việc và hội họp từ ngày 25/8 – 2/9/1945. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Ban Thường Vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều chủ trương quan trọng về đối nội, đối nại, về thể chế và thành phần Chính phủ lâm thời, về tổ chức ngày Lễ Độc lập.
Không gian tầng 1 của ngôi nhà
Đặc biệt, tại căn nhà này, Người đã viết bản Tuyên ngôn Độc Lập, để rồi vào ngày 2/9, Bác đọc và trịnh trọng tuyên bố với nhân dân cả nước và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đây là bước nặt lịch sử vĩ đại, chấm dứt ngai vàng phong kiến tồn tại ngót ngàn năm, đập tan ách thống trị gần thế kỷ của bè lũ thực dân, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Bằng xếp hạng di tích quốc gia ngôi nhà số 48 Hàng Ngang
Năm 1979, nhà số 48 Hàng Ngang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết định số 54/VH – QĐ ngày 29/4/1979.
Kỷ vật được trưng bày tại di tích
Kiến trúc của ngôi nhà nối liền nhau hình chữ nhật với 2 mặt trước, sau thông thoáng, cửa chính nằm trên 48 phố Hàng Ngang, cửa hậu nằm trên 35 phố Hàng Cân. Nối giữa là khoảng sân hình vuông, có chiếc giếng và cây xanh trồng xung quanh.
Bàn đánh máy chữ của Bác Hồ
Trên tầng 2 nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thường vụ Trung ương được giữ nguyên nội thất, với những hiện vật đã có, trong đó đặt ở giữa chiếc bàn chữ nhật dài màu cánh gián, xung quanh là 8 ghế tựa, một ghế lớn ở đầu, đều bọc nỉ xanh, phủ khăn trắng và một bàn nhỏ đặt một chiếc máy chữ mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sử dụng.
Căn phòng Bác Hồ khởi thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập
Di tích thu hút sự tham quan của khách du lịch trong nước và quốc tế
Hơn 7 thập kỷ đã trôi qua, Thủ đô đang thay đổi, chuyển mình và phát triển từng ngày, ngôi nhà cũ vẫn còn nguyên vẹn, lưu giữ ký ức hào hùng của một thời hoa lửa. Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là “địa chỉ đỏ” lịch sử góp phần giáo dục truyền thống yêu nước kiên cường, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Huy Ngọc
Cùng chuyên mục
Bình luận