Nỗi lo lớn khi trẻ vị thành niên điều khiển xe gắn máy

(Sóng trẻ) - Thời gian qua, lượng thanh thiếu niên, học sinh chuyển từ xe đạp sang sử dụng xe gắn máy để đến trường rất nhiều. Điều này đặt ra vấn đề lớn trong việc giữ an toàn giao thông.

xe1.jpg
Chỗ để xe tại trường học quá tải vì học sinh chuyển từ xe đạp sang xe máy điện và xe máy quá nhiều. (Ảnh: Phương Anh)

 

Phần lớn các em học sinh hiện nay sử dụng xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả xe máy đến trường. Đây là những phương tiện có tốc độ cao, dễ mất kiểm soát và gây tai nạn giao thông.

Tham gia giao thông nhưng không biết luật

Các loại xe máy điện, xe máy 50cm3 không yêu cầu bằng lái. Vì vậy, người sử dụng những phương tiện này phần lớn là các em học sinh chưa có hiểu biết về luật giao thông đường bộ, ý thức tham gia giao thông chưa cao. Nhiều em khi đi xe còn vượt đèn đỏ, bất ngờ chuyển hướng, không bật đèn tín hiệu khi rẽ. Đó cũng chính là những nguyên nhân gây tai nạn cho người tham gia giao thông. Đại Dương, 13 tuổi chia sẻ: “Em đi bộ đến trường nhưng lúc sang đường rất sợ, vì có nhiều bạn đi xe lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ rất khó để tránh”.

xe2.jpg
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Báo Tiền Phong)

 

Không tuân thủ trật tự an toàn giao thông chẳng những nguy hiểm với người điều khiển phương tiện mà còn mang đến rủi ro cho những người xung quanh. “Vì trời mưa bị khuất tầm nhìn, âm thanh của xe điện nhỏ, khiến mình không nhận biết được có xe đến gần, em học sinh đi xe điện lái xe rất nhanh và rẽ đột ngột nên mình không tránh kịp, đã đâm vào xe của em” - bạn Thế Duy, 20 tuổi chia sẻ sau mộtsự cố va chạm. Theo Duy, tình trạng các em học sinh điều khiển xe điện, xe máy hiện nay rất đáng quan ngại khi bạn thường xuyên bắt gặp những em học sinh đi xe vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang trên đường.

Trách nhiệm lớn từ phía gia đình

Chia sẻ về việc cho con sử dụng xe gắn máy để đến trường, cô T.T (phụ huynh học sinh) cho biết: “Cô cho em đi xe điện đến trường từ năm lớp 7 vì nhà xa nên không có thời gian đưa đón em, nhưng cô khá yên tâm vì em đi xe rất cẩn thận”. Những gia đình cho con tự điều khiển xe đến trường đa phần vì muốn con tự lập hơn hoặc do nhà cách xa trường, công việc của cha mẹ bận rộn nên không có thời gian đưa đón con thường xuyên. 

Giao xe cho các em sử dụng nhưng không phải phụ huynh nào cũng quan tâm tới độ tuổi các em được phép sử dụng xe gắn máy. Theo quy định tại khoản 1 điều 60 Luật giao thông đường bộ, người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3. Bên cạnh đó, theo Quy chuẩn 41/2016 quy định về xe gắn máy: “Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4KW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h”. Như vậy, học sinh từ đủ 16 tuổi mới được phép điều khiển xe máy điện.

Khi được hỏi về vấn đề này, cô T.T chia sẻ: “Thấy các bạn của em đi xe máy điện nên cô cũng mua xe cho em, cô không biết em chưa đủ tuổi đi xe máy điện”. Vì không hiểu biết về luật nên rất nhiều gia đình cho con em mình sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ 16 tuổi. 

Trong trường hợp các em gây tai nạn hậu quả nghiêm trọng, người giao phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Hành vi giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ có thể phải bị xử lý hình sự quy định tại Điều 264 Bộ luật Hình sự. 

Bên cạnh đó, việc không quy định độ tuổi đối với người điều khiển xe đạp điện cũng là một nguy cơ mất an toàn giao thông. Việc những em học sinh lớp 4, lớp 5 điều khiển xe đạp điện đến trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo Thượng tá Nguyễn Nam Trung, Công an thành phố Nam Định: “Cần tuyên truyền sâu rộng về độ tuổi điều khiển xe máy điện cũng như phải quy định độ tuổi điều khiển xe đạp điện”.

xe3.jpg
Thượng tá Nguyễn Nam Trung, Công an Thành phố Nam Định. (Ảnh: Phương Anh)

 

Để hạn chế tai nạn giao thông ở trẻ vị thành niên, Thượng tá Nguyễn Nam Trung đề xuất, gia đình cần phải dành thời gian quan tâm, giáo dục, kiểm soát việc các em sử dụng phương tiện giao thông chặt chẽ hơn. Đặc biệt, các bậc cha mẹ không được giao phương tiện cho con em mình khi các em chưa đủ tuổi điều khiển. Ngoài ra, nhà trường cần phối hợp với lực lượng công an thường xuyên phổ biến về luật giao thông cho học sinh. Về lâu dài, nên đưa giáo dục luật giao thông đường bộ vào chương trình giảng dạy để các em được sớm tiếp cận và hiểu biết về luật khi tham gia giao thông.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN