“Phượt”: Có phải là trào lưu phản cảm?
(Sóng trẻ)- Xuất hiện chưa lâu nhưng “phượt” đã thu hút được đông đảo các bạn trẻ tham gia. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến phản đối loại du lịch mới này. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, những hành động vô ý thức của các bạn “phượt thủ” được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội, khiến nhiều người hoài nghi về mục đích đi phượt của giới trẻ hiện nay.
Nhiều “phượt thủ” vô ý thức, bất chấp an toàn của bản thân cũng như mọi người xung quanh- ảnh Internet
Đi để khoe
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ rộng rãi clip về một nữ “phượt thủ” bám tay vào vai người lái xe máy đằng trước rồi đứng lên nhún nhẩy, cười đùa trong khi đang đổ đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng). Một trong những đoạn đường vô cùng nguy hiểm, có rất nhiều chỗ dốc, nhiều khúc cua nằn nghèo.
Hành động của cô gái trên khiến nhiều người vô cùng bức xúc. Bởi không chỉ vi phạm luật giao thông, mà hành động này còn gây nguy đến tính mạng cho chính bản thân nữ “phượt thủ” và cả những người đang cùng di chuyển.
Thùy Linh (21 tuổi, sinh viên Đại học Công nghệ Giao thông vận tải) một “phượt thủ” chia sẻ:
Đây không phải là lần đầu tiên dân “phượt” có những việc làm phản cảm như thế này. Hái trộm nông sản của người dân Tam Đảo rồi chụp ảnh khoe trên mạng xã hội, làm gãy cầu gỗ ở Suối Cá thần tỉnh Thanh Hóa vẫn thản nhiên cười đùa hay chạy xe rú ga trong khu vực cấm ở phố cổ Hội An chỉ là một trong số rất nhiều những hành động vô ý thức khi đi “phượt” của các bạn trẻ hiện nay.
Đáng buồn hơn, thời gian gần đây người ta ngày càng bắt gặp những hành vi thiếu ý thức với tần suất dày đặc và mức độ nghiêm trọng hơn. Thậm chí, có người lợi dụng việc đi “phượt” để thực hiện những ý đồ xấu.
Rất nhiều lời than phiền về ý thức đi phượt ngày nay
Nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu “phượt” có còn là khát khao trải nghiệm, chinh phục các cung đường hay đây là trào lưu phản cảm, là cái cớ để khoe khoang? Khi rất đông các bạn trẻ cứ “vồ vập” đi “phượt” chỉ để có cho mình một bức ảnh selfie đẹp đăng tải trên trang mạng cá nhân hay coi đây như trào lưu a dua số đông để thể hiện mình là người sành điệu.
Không ít người trẻ cho rằng đi “phượt” cố gắng đi thật xa, đi thật nhiều nơi và cho rằng càng đi nhiều thì càng chứng tỏ mình là dân “phượt” chính hiệu. Để rồi những trải nghiệm họ nhận được chỉ tính bằng km (cây số) mà bỏ qua những nền văn hóa, những trải nghiệm về cuộc sống ở nơi là họ đặt chân tới.
Đi “phượt” đúng nghĩa
“Phượt” đang bị nhiều bạn trẻ làm mất đi những giá trị tốt đẹp ban đầu, nhưng cũng không thể phủ nhận vẫn còn không ít người có ý thực tốt,họ thực sự đi “phượt” vì đam mê, vì tình yêu với những cung đường.
Thùy Linh chia sẻ mục đích của cô khi tham gia đi “phượt”:
Đức Tuấn (24 tuổi)-Trưởng nhóm “phượt” SVYB, bày tỏ quan điểm: “Đi “phượt” đúng nghĩa là đảm bảo sự an toàn của chính bản thân mình cũng như an toàn những người khác. Chấp hành những quy định của pháp luật và những quy định của nơi mà mình đặt chân tới. Bảo vệ thiên nhiên, giữ gìn môi trường sạch sẽ. Đã đến lúc các “phượt thủ” phải tự ý thức được hành động của mình để xây dựng một cộng đồng “phượt” lành mạnh và an toàn”.
Không chỉ “phượt” mà tất cả loại hình du lịch khác đều cần người tham gia có thức tốt. Tôn chỉ là chỉ để lại những dấu chân trên mỗi con đường và mang về kỷ niệm đẹp, những điều thú vị học sau mỗi chuyến đi.
>>Đi phượt liệu có nguy hiểm?
Nam Quang
Báo chí đa phương tiện K34A1
Cùng chuyên mục
Bình luận