Quà vặt chất lượng kém tấn công cổng trường học
(Sóng trẻ) - Có mặt tại cổng của các trường tiểu học trên địa bàn thủ đô vào giờ tan học, thật không khó để bắt gặp những hình ảnh những chiếc xe, chiếc mẹt cùng những người bán hàng quà vặt chen chúc nhau.
Giờ tan học, từng tốp, từng tốp các em học sinh nắm tay nhau chạy ào ra phía nài. Những gương mặt tươi vui, những nụ cười hồn nhiên bừng sáng sau một ngày học tập hăng say. Có những em nhanh chóng tìm được bố, mẹ và vui vẻ chào các bạn ra về. Lại có những em khác cùng nhau chạy ra, nhưng không đi về ngay mà sà vào những mẹt hàng rong nho nhỏ bày đầy nơi cổng trường.
Theo quan sát của chúng tôi, từ trước giờ tan học, đã có nhiều những người bán hàng rong đến tụ họp trước cổng ngôi trường này. Có người đi xe đạp, đèo theo phía sau những chiếc tủ kính nho nhỏ, bên trong là những món hàng như bò bía, kem, hay nem chua rán. Lại có những người đem theo những chiếc mẹt tròn, bày dăm ba món bánh kẹo xanh đỏ khá bắt mắt. Do đơn giản và linh động như vậy nên vào giờ tan học của các trường, những gánh hàng này luôn có mặt rất kịp thời để kinh doanh. Các em học sinh chen chúc nhau xúm quanh những “quán hàng” này để cùng nhau chọn lựa và mua hàng. Tiếng lao xao rộn ràng cả một góc con phố nhỏ.
Đa dạng những món đồ ăn vặt nài cổng trường
Rất nhiều những món hàng khác nhau, từ khoai tây, xúc xích đến nem chua rán được bày bán, chế biến ngay trên vỉa hè, bên cạnh con đường bụi bặm giờ cao điểm với tấp nập các loại xe. Bên cạnh đó còn có rất nhiều loại hàng như: “thịt hổ”, “trứng khủng long”... Giá của những mặt hàng này rất rẻ, chỉ từ 2.000 đồng đến 5.000 đồng, nên rất được các em học sinh ưa thích và mua nhiều. Tuy nhiên, khi được hỏi về nguồn gốc xuất xứ thì những người bán hàng lại né tránh hoặc chỉ nói qua loa: “ai mà biết”.
Gói “thịt hổ”
Gói "thịt hổ" không ghi nguồn gốc xuất xứ hay hạn sử dụng, chỉ toàn chữ Trung Quốc in trên bao bì mà không có thêm bất kì dòng giải thích bằng tiếng Việt nào. Khi bóc ra, bên trong gói là những miếng nhỏ bê bết dầu mỡ, với mùi mằn mặn, khen khét xộc thẳng vào mũi. Các em học sinh nói rằng, vì nó có vị dai dai, mặn mặn khá lạ miệng nên được các em rất thích và thường chia nhau ăn trong giờ ra chơi.
Còn "trứng khủng long" là một sản phẩm có vỏ nhựa hình quả trứng với các màu sắc xanh đỏ sặc sỡ. Bên trong quả trứng là một gói kẹo nhỏ với đủ các hình thù xinh xắn như ngôi sao, trái tim… Vật hấp dẫn nhất với các em học sinh là con búp bê hình khủng long nhỏ xíu bên trong quả trứng. Các em rủ nhau sưu tập những búp bê này, và còn thi xem ai có nhiều nhất. Chính vì vậy mà có cảnh cậu bé lớp ba mua một lúc 10 quả trứng để tìm những con búp bê bên trong.
PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết: “Các loại bánh kẹo hiện nay dẫn dụ trẻ em chủ yếu bằng màu sắc và hình thức bắt mắt. Ví dụ như quả trứng nhựa này vừa là đồ chơi, vừa là đồ ăn được. Nhưng cái này có đảm bảo an toàn không thì không thể biết được. Vì bao bì như thế này thì trẻ em không đọc được, mà người lớn cũng không đọc được, và cũng chẳng có cơ quan chức năng nào đứng ra bảo đảm những sản phẩm này là an toàn cả”.
"Trứng khủng long"
Khi nhìn những hình ảnh này, nhiều vị phụ huynh đang đứng chờ đón con đi học về không nói gì. Họ chỉ chú tâm dõi mắt tìm con mình giữa đám đông các em học sinh và phụ huynh, thỉnh thoảng liếc mắt nhìn những gánh hàng đang gây cản trở đường đi của họ. Nhiều vị phụ huynh thấy con mình thích những món hàng đó nên cũng mua cho con vì nghĩ: “có đáng là bao” hay “ăn ít thì không gây hại cho sức khỏe”. Họ không biết, hay vô tình quên đi, rằng mình đang tiếp tay cho những thứ đồ chưa rõ nguồn gốc kia tiếp xúc và có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe của con em mình.
Cô Nguyễn Thu Hà, phụ huynh của một em học sinh lớp 3, tâm sự: “Tôi nghĩ là những đồ này nó nn và rẻ tiền. Biết là nó không tốt cho sức khỏe lắm, nhưng tôi chỉ cho cháu ăn ít thôi nên chắc cũng chẳng có vấn đề gì”.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250 đến 500 trường hợp ngộ độc thực phẩm, với 7.000 đến 10.000 nạn nhân và 100 đến 200 ca tử vong. Theo điều tra của cơ quan an toàn thực phẩm cho thấy, kem ăn có 55.2% không đạt chất lượng, thực phẩm đường phố ăn ngay có 87.5% nhiễm vi sinh, và nước giải khát lề đường có 85.7% không đạt tiêu chuẩn.
Bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai nói: “Triệu chứng của các cháu khi nhập viện do ngộ độc thực phẩm là đau đầu, hoa mắt chóng mặt và buồn nôn, kèm theo đi nài. Những chất phụ gia có trong các loại quà vặt bán ở cổng trường đều gây nguy hại cho sức khỏe của các cháu, nhất là gây nên những vấn đề rối loạn về thần kinh và đường ruột.”.
Chúng ta hẳn vẫn chưa quên sự việc hai em học sinh lớp 8 trường THCS Võ Trứ, thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên phải nhập viện do ăn quà vặt bán trước cổng trường. Rất nhiều những vụ việc tương tự đã xảy ra chính vì sự thiếu sâu sát của cha mẹ học sinh cũng như sự buông lỏng quản lý của các cấp chính quyền. Để giải quyết tình trạng này, cần có sự kiểm tra, kiểm soát gắt gao hơn của các cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên nói rõ với con em mình về những mối nguy hại đến từ quà vặt cổng trường, cũng như không cho các em tiền tiêu vặt để tránh việc các em lén lút mua hoặc bị bạn bè rủ rê. Không một ai, không một cơ quan chức năng nào có thể đảm bảo được sự an toàn của các em trước những cái bẫy ngay nơi cổng trường này nài những bậc phụ huynh.
Phạm Minh Trang
Phát thanh K31
Nguồn ảnh: Internet
Cùng chuyên mục
Bình luận