Silver Linings Playbook: Khi người điên yêu
(Sóng Trẻ) - Với sự tham gia diễn xuất của dàn diễn viên tên tuổi, bộ phim đem đến cho khác giả một câu chuyện tình kì quặc, lạ lùng nhưng cũng không kém phần hài hước.
Quả không na khi nhận định Silver Linings Playbook là bộ phim tình cảm hài đặc sắc nhất trong năm vừa qua. Tại Oscar 2013, Silver Linings Playbook giành tới 8 đề cử, trong đó có đề cử cho “Phim hay nhất”. Đây cũng là bộ phim đầu tiên sau 22 năm giành được toàn bộ 4 đề cử cho các hạng mục Nam/Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Nài ra, bộ phim còn giành nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá khác như: Quả cầu vàng, SAG, BAFTAs.
Chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Matthew Quick, Silver Linings Playbook kể về Pat (Bradley Cooper), một anh chàng mắc chứng rối loạn lưỡng cực sau khi bị vợ “cắm sừng”. Trở về nhà sau 8 tháng điều trị tại viện tâm thần, Pat mất phương hướng trong cuộc sống và luôn ảo tưởng về việc quay trở lại với cô vợ Nikki. Số phận đưa đẩy khiến anh gặp Tiffany (Jennifer Lawrence), một góa phụ trẻ bị rối loạn tâm lý sau khi chồng đột ngột qua đời. Hai người đồng cảnh ngộ cùng giúp nhau tìm lại ảnh sáng của cuộc sống và giữa họ dần nảy sinh tình cảm đặc biệt.
Cốt truyện chàng và nàng – hai người đồng cảnh ngộ vô tình gặp nhau, trở nên gắn bó với nhau và rồi dần yêu nhau đã trở thành một môtip quá quen thuộc ở Hollywood. Silver Linings Playbook không có một cốt truyện lắt léo, một tình tiết bất ngờ hay một nút thắt ấn tượng. Điểm đặc sắc của bộ phim nằm ở kịch bản chặt chẽ với những câu thoại tinh tế, chân thực; và đặc biệt là khả năng nhập vai tuyệt vời của dàn diễn viên tên tuổi. Mỗi nhân vật trong phim đều được xây dựng với một cá tính, một cái “điên” rất riêng, gây ấn tượng với khản giả.
Nhân vật chính Pat luôn bị ám ảnh về việc vợ mình nại tình với đồng nghiệp. Trong tiềm thức của mình, anh luôn cố gắng phủ nhận sự thực đó. Dù 8 tháng trôi qua, anh luôn tin tưởng mù quáng rằng sẽ có ngày cô vợ quay trở lại với mình. Khán giả bật cười mỗi khi thấy Pat mặc một… túi rác lúc chạy bộ, Pat mặc vậy bởi anh luôn ám ảnh việc Nikki từng chê anh không chịu giảm cân thời họ còn là vợ chồng. Chứng rối loạn lưỡng cực cũng khiến Pat có những hành động cũng như lời nói vô ý thức, chẳng hạn anh không hề cân nhắc trước khi nói thẳng với Tiffany những lời phán xét gây tổn thương, hay anh cũng dễ dàng nổi nóng, bị kích động dù là trước những chuyện cỏn con như việc uống thuốc mỗi ngày.
Cũng giống như Pat, Tiffany chịu tổn thương sâu sắc về tinh thần sau khi người chồng đột ngột qua đời. Cô khao khát được yêu thương, được giao cảm, chình vì vậy mà ngay trong lần đầu gặp Pat, cô đã không ngại ngần tán tỉnh anh chàng theo một cách rất điên, khiến cả chàng điên kia cũng không khỏi bất ngờ. Đây là một nhân vật có nội tâm phức tạp, tâm tính khó lường. Bề nài Tiffany là một cô gái lạnh lùng, xấc xược nhưng bên trong con người cô lại là một tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị tổn thương. Cô luôn ăn nói bố bã, hách dịch, nhưng khi nhận được những phán xét của người khác về mình thì cô lại dễ dàng bị kích động, tổn thương. Jennifer Lawrence đã xử lí thành công một “ca khó” khi cô không chỉ thể hiện thành công những mặt tâm lí đối lập mà còn đem tới một sức hút kì lạ cho nhân vật này. Mỗi khi Tiffany xuất hiện là khán giả lại dõi theo từng cử chỉ hành động để xem cô sẽ “giở trò” gì tiếp theo.
Một nhân vật khác “điên” không kém là nhân vật người cha của Pat do diễn viên gạo cội Robert de Niro thể hiện. Sau khi mất việc, Pat Sr. bắt đầu lao vào trò cá cược thể thao để có tiền gây dựng một nhà hàng của riêng mình. Để thắng độ, ông luôn có niềm tin mù quáng vào những thứ phi thực tế, như ông tin rằng chiếc khăn tay hay 3 chiếc điều khiển tivi là thứ bùa may của mình. Ông cũng luôn coi Pat là vận may và luôn bắt anh cùng ngồi xem trận bóng với mình để lấy hên. Ông còn điên tới độ đặt cược toàn bộ gia tài của mình vào một trận đấu, mà chả phải dựa trên cơ sở phân tích nào cả, chỉ là vì ông tin rằng việc đưa Pat tới sân theo dõi trận đấu sẽ giúp ông thắng độ. Nhưng xét ở trên một góc độ nào đó, việc tin tưởng Pat chính là một cách ông thể hiện sự cảm thông với người con trai, là cách giúp anh tìm lại niềm vui với cuộc sống.
Không có những phân cảnh ngọt ngào, lãng mạn, chuyện tình của Pat và Tiffany chỉ xoay quanh những tình huống điên rồ, kì cục nhưng rất hài hước. Mỗi khi hai nhân vật này gặp nhau là họ lại “như chó với mèo”, giữa họ chỉ là những màn cãi cọ nảy lửa, chẳng hề có sự xuất hiện của những lời chia sẻ ân cần, hay thậm chí là chẳng mấy khi họ nói chuyện với nhau một cách tử tế. Ấy vậy mà chỉ khi gặp nhau thì hai “kẻ điên” này mới thể hiện hết được cái “điên” trong mình, mới giải tỏa hết những cảm xúc hỗn độn trong tâm hồn và tìm thấy một sự đồng cảm không lời.
Nài đời Jennifer và Bradley cách nhau tới 15 tuổi, nhưng khi đóng cặp cùng nhau trong Silver Linings Playbook, sự phối hợp của họ tạo ra một sức hút kì lạ. Mỗi khi Pat và Tiffany đụng độ nhau là khán giả lại được trận cười thả ga bởi những màn đối thoại ngô nghê bỗ bã, những hành động điên rồ nhưng lại rất dễ thương. Những màn đấu khẩu của hai nhân vật chính đều không hề gượng ép mà rất tự nhiên. Tuy không thể hiện tình cảm ra bên nài nhưng qua diễn xuất của hai diễn viên chính, khán giả vẫn cảm nhận được từ ánh mắt, từ nụ cười, họ có điều gì đó đặc biệt dành cho nhau.
Kịch bản của Silver Linings Playbook được xây dựng chặt chẽ trong từng tình tiết đến từng đoạn thoại. Có những tình tiết tưởng chừng rất vô lý bởi người ta vốn chẳng làm thế bao giờ, nhưng khi đặt vào tâm tính rất “điên” của các nhân vật thì lại thấy hợp lý đến lạ lùng. Như khi Tiffany đến nhà Pat và có bài diễn thuyết về việc khi Pat ở bên cạnh cô thì vận may đến với đội Eagles ra sao không chỉ thuyết phục được bố Pat mà cũng khiến khán giả phải gật gù thán phục vì lí luận quá sắc bén. Các tình tiết trong phim ít gặp sự thổi phồng thường thấy trong phim ảnh, mà vẫn giữ được sự giản dị, tự nhiên, chân thật. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi bởi nhiều lúc bộ phim thiếu đi sự bùng nổ, cao trào chưa được đẩy lên tới đỉnh điểm và giải quyết một cách triệt để.
Tựa đề của bộ phim được lấy từ câu thành ngữ “Every cloud has a silver lining”, nghĩa là “trong cái rủi có cái may”. Với câu chuyện nhẹ nhàng hài hước về hành trình tìm lại tình yêu của anh chàng Pat, bộ phim chắc chắn đã đem lại chút ánh sáng tới những góc tối lẩn khuất trong tâm hồn mỗi con người, khơi dậy suy nghĩ lạc quan về cuộc sống đầy sắc màu này.
Quả không na khi nhận định Silver Linings Playbook là bộ phim tình cảm hài đặc sắc nhất trong năm vừa qua. Tại Oscar 2013, Silver Linings Playbook giành tới 8 đề cử, trong đó có đề cử cho “Phim hay nhất”. Đây cũng là bộ phim đầu tiên sau 22 năm giành được toàn bộ 4 đề cử cho các hạng mục Nam/Nữ diễn viên xuất sắc nhất. Nài ra, bộ phim còn giành nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá khác như: Quả cầu vàng, SAG, BAFTAs.
Cốt truyện chàng và nàng – hai người đồng cảnh ngộ vô tình gặp nhau, trở nên gắn bó với nhau và rồi dần yêu nhau đã trở thành một môtip quá quen thuộc ở Hollywood. Silver Linings Playbook không có một cốt truyện lắt léo, một tình tiết bất ngờ hay một nút thắt ấn tượng. Điểm đặc sắc của bộ phim nằm ở kịch bản chặt chẽ với những câu thoại tinh tế, chân thực; và đặc biệt là khả năng nhập vai tuyệt vời của dàn diễn viên tên tuổi. Mỗi nhân vật trong phim đều được xây dựng với một cá tính, một cái “điên” rất riêng, gây ấn tượng với khản giả.
Nhân vật chính Pat luôn bị ám ảnh về việc vợ mình nại tình với đồng nghiệp. Trong tiềm thức của mình, anh luôn cố gắng phủ nhận sự thực đó. Dù 8 tháng trôi qua, anh luôn tin tưởng mù quáng rằng sẽ có ngày cô vợ quay trở lại với mình. Khán giả bật cười mỗi khi thấy Pat mặc một… túi rác lúc chạy bộ, Pat mặc vậy bởi anh luôn ám ảnh việc Nikki từng chê anh không chịu giảm cân thời họ còn là vợ chồng. Chứng rối loạn lưỡng cực cũng khiến Pat có những hành động cũng như lời nói vô ý thức, chẳng hạn anh không hề cân nhắc trước khi nói thẳng với Tiffany những lời phán xét gây tổn thương, hay anh cũng dễ dàng nổi nóng, bị kích động dù là trước những chuyện cỏn con như việc uống thuốc mỗi ngày.
Cũng giống như Pat, Tiffany chịu tổn thương sâu sắc về tinh thần sau khi người chồng đột ngột qua đời. Cô khao khát được yêu thương, được giao cảm, chình vì vậy mà ngay trong lần đầu gặp Pat, cô đã không ngại ngần tán tỉnh anh chàng theo một cách rất điên, khiến cả chàng điên kia cũng không khỏi bất ngờ. Đây là một nhân vật có nội tâm phức tạp, tâm tính khó lường. Bề nài Tiffany là một cô gái lạnh lùng, xấc xược nhưng bên trong con người cô lại là một tâm hồn nhạy cảm, dễ xúc động, dễ bị tổn thương. Cô luôn ăn nói bố bã, hách dịch, nhưng khi nhận được những phán xét của người khác về mình thì cô lại dễ dàng bị kích động, tổn thương. Jennifer Lawrence đã xử lí thành công một “ca khó” khi cô không chỉ thể hiện thành công những mặt tâm lí đối lập mà còn đem tới một sức hút kì lạ cho nhân vật này. Mỗi khi Tiffany xuất hiện là khán giả lại dõi theo từng cử chỉ hành động để xem cô sẽ “giở trò” gì tiếp theo.
Một nhân vật khác “điên” không kém là nhân vật người cha của Pat do diễn viên gạo cội Robert de Niro thể hiện. Sau khi mất việc, Pat Sr. bắt đầu lao vào trò cá cược thể thao để có tiền gây dựng một nhà hàng của riêng mình. Để thắng độ, ông luôn có niềm tin mù quáng vào những thứ phi thực tế, như ông tin rằng chiếc khăn tay hay 3 chiếc điều khiển tivi là thứ bùa may của mình. Ông cũng luôn coi Pat là vận may và luôn bắt anh cùng ngồi xem trận bóng với mình để lấy hên. Ông còn điên tới độ đặt cược toàn bộ gia tài của mình vào một trận đấu, mà chả phải dựa trên cơ sở phân tích nào cả, chỉ là vì ông tin rằng việc đưa Pat tới sân theo dõi trận đấu sẽ giúp ông thắng độ. Nhưng xét ở trên một góc độ nào đó, việc tin tưởng Pat chính là một cách ông thể hiện sự cảm thông với người con trai, là cách giúp anh tìm lại niềm vui với cuộc sống.
Không có những phân cảnh ngọt ngào, lãng mạn, chuyện tình của Pat và Tiffany chỉ xoay quanh những tình huống điên rồ, kì cục nhưng rất hài hước. Mỗi khi hai nhân vật này gặp nhau là họ lại “như chó với mèo”, giữa họ chỉ là những màn cãi cọ nảy lửa, chẳng hề có sự xuất hiện của những lời chia sẻ ân cần, hay thậm chí là chẳng mấy khi họ nói chuyện với nhau một cách tử tế. Ấy vậy mà chỉ khi gặp nhau thì hai “kẻ điên” này mới thể hiện hết được cái “điên” trong mình, mới giải tỏa hết những cảm xúc hỗn độn trong tâm hồn và tìm thấy một sự đồng cảm không lời.
Nài đời Jennifer và Bradley cách nhau tới 15 tuổi, nhưng khi đóng cặp cùng nhau trong Silver Linings Playbook, sự phối hợp của họ tạo ra một sức hút kì lạ. Mỗi khi Pat và Tiffany đụng độ nhau là khán giả lại được trận cười thả ga bởi những màn đối thoại ngô nghê bỗ bã, những hành động điên rồ nhưng lại rất dễ thương. Những màn đấu khẩu của hai nhân vật chính đều không hề gượng ép mà rất tự nhiên. Tuy không thể hiện tình cảm ra bên nài nhưng qua diễn xuất của hai diễn viên chính, khán giả vẫn cảm nhận được từ ánh mắt, từ nụ cười, họ có điều gì đó đặc biệt dành cho nhau.
Kịch bản của Silver Linings Playbook được xây dựng chặt chẽ trong từng tình tiết đến từng đoạn thoại. Có những tình tiết tưởng chừng rất vô lý bởi người ta vốn chẳng làm thế bao giờ, nhưng khi đặt vào tâm tính rất “điên” của các nhân vật thì lại thấy hợp lý đến lạ lùng. Như khi Tiffany đến nhà Pat và có bài diễn thuyết về việc khi Pat ở bên cạnh cô thì vận may đến với đội Eagles ra sao không chỉ thuyết phục được bố Pat mà cũng khiến khán giả phải gật gù thán phục vì lí luận quá sắc bén. Các tình tiết trong phim ít gặp sự thổi phồng thường thấy trong phim ảnh, mà vẫn giữ được sự giản dị, tự nhiên, chân thật. Tuy nhiên đây cũng là con dao hai lưỡi bởi nhiều lúc bộ phim thiếu đi sự bùng nổ, cao trào chưa được đẩy lên tới đỉnh điểm và giải quyết một cách triệt để.
Tựa đề của bộ phim được lấy từ câu thành ngữ “Every cloud has a silver lining”, nghĩa là “trong cái rủi có cái may”. Với câu chuyện nhẹ nhàng hài hước về hành trình tìm lại tình yêu của anh chàng Pat, bộ phim chắc chắn đã đem lại chút ánh sáng tới những góc tối lẩn khuất trong tâm hồn mỗi con người, khơi dậy suy nghĩ lạc quan về cuộc sống đầy sắc màu này.
H.M
Cùng chuyên mục
Bình luận