Sinh viên xa lạ với rau an toà
(Sóng trẻ) - Mặt hàng rau, củ, quả sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn từ lâu đã được bày bán tại các sạp hàng, siêu thị. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, sinh viên không có thói quen mua và sử dụng rau sạch.
Phần lớn sinh viên sống phụ thuộc vào bố mẹ nên số tiền chi tiêu hàng ngày do gia đình cung cấp. Không phải gia đình nào cũng có điều kiện chu cấp cho con cái một cách dư giả, nhất là nhà nông. Vì vậy sinh viên phải tính toán, chi tiêu thế nào cho thật hợp lí. Rau sạch, an toàn nhưng giá lại mắc gấp 3 lần rau thường nên các ban sinh viên dù biết rau chợ nguy hiểm nhưng vẫn chấp nhận.
Đặt bó rau thường và rau sạch cạnh nhau cũng không có dấu hiệu gì khác biệt, thậm chí rau thường trông còn non, mỡ màng, bắt mắt hơn.
Rau thường trông tươi nn không kém rau an toàn
Rau sạch chủ yếu bày bán ở các siêu thị, cửa hàng. Sinh viên ăn uống không quá cầu kì, cũng không có nhiều thời gian hay có đồ để bảo quản rau khi mua từ siêu thị về. Nên kể cả khi có điều kiện, rau sạch vẫn không nằm trong thực đơn của sinh viên. Bạn Bích Huê ( ĐH Hà Nội) chia sẻ: “Các cửa hàng rau sạch rất hiếm, siêu thị thì xa. Hơn nữa, người Việt có thói quen đi chợ mua rau, mua rau ở chợ thoải mái lựa chọn và mặc cả. Mua rau trong các cửa hàng rau sạch có cảm tưởng như đang đi mua rau trong shop, không thoải mái”.
Mua rau trong các cửa hàng rau an toàn hay siêu thị.
Dự án đưa rau sạch vào các chợ, đặc biệt là chợ đầu mối ở địa bàn Hà Nội diễn ra từ năm 2011. Tuy nhiên đến nay, theo Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), rau an toàn không được bán ở chợ đầu mối và chưa có chợ nào có khu dành riêng bán rau an toàn.
Nguồn gốc và chất lượng rau củ quả ở các chợ không được kiểm soát. Người mua mua rau theo kinh nghiệm và cầu may vào lương tâm của người trồng, bán. Sinh viên vốn kinh nghiệm ít nên cứ thấy tươi, non là mua. Lợi bất cập hại, rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên bị ngộ độc do ăn phải rau phun hóa chất. Bạn Nguyễn Thị Hiên (ĐH Thương Mại) kể: “Có lần sau khi ăn cơm trưa với món rau cải luộc mua ở chợ. Mình buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội,... Bạn bè phải đưa đi viện rửa ruột. Hôm đấy khiếp mãi, phải bảo bố mẹ gửi rau quê lên ăn. Nhưng được một thời gian, vì nhiều lí do, lại phải mua rau nài chợ”.
Sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Dẫu biết ăn rau không rõ nguồn gốc, chất lượng nài chợ là đang hủy hoại sức khỏe bản thân nhưng sinh viên vẫn đành nhắm mắt mua và ăn liều. Làm thế nào để mặt hàng rau an toàn không phải là món ăn xa xỉ, nài ý thức của người dân còn cần lương tâm của người trồng, bán và trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Vũ Diệu Lan
TH 31 A1
( Ảnh internet)
Cùng chuyên mục
Bình luận