Tan dần cơn bão giá
(Sóng Trẻ) - Trong hai năm gần đây, “bão giá” đã trở thành áp lực vô hình đang đè nặng lên đôi vai không chỉ những người lao động mà cả giới sinh viên cũng phải gồng mình chống đỡ. Nhưng từ đầu năm 2012, giá cả nhiều mặt hàng thiếu yếu đang chững lại và sinh viên lại có thể vui vẻ khi thấy bão giá đang tan dần.
Theo bạn Phạm Thị Vân Anh (Xuất bản K.29, HVBC&TT), cuộc sống hiện nay cũng đã ổn định, không bị xáo trộn như hai năm trước, một phần là do giá cả hiện nay cũng không tăng nhiều như trước. Còn với bạn Lý Quốc Hoàng (Báo mạng K.29, HVBC&TT) cho biết bạn chỉ gặp khó khăn với tiền xăng xe đi lại. Nhiều bạn sinh viên cũng đang cảm thấy cuộc sống ổn định dần. Giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thời trang ít có biến động. Nhiều mặt hàng thực phẩm (chủ yếu là thịt gia súc, gia cầm) đang có xu hướng chững lại, thậm chí giá nhiều loại thịt heo, thịt gà đã giảm so với thời gian trước.
Tính từ cuối năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước, tuy ở mức cao nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần. Tính từ tháng 2/2012 đến tháng 8/2012, chỉ số CPI cả nước giảm dần. Mức tăng từng tháng cũng luôn dưới 1%. Cá biệt tháng 6,7,8/2012, chỉ số CPI dưới 0. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy, giá cả đang dần đi vào quỹ đạo và ít có xu hướng tăng giá.
Bất chấp việc tăng giá xăng liên tiếp trong thời gian quan, chỉ số tăng giá các mặt hàng thực phẩm ăn uống không lớn. Tháng 9/2012, khi mức tăng CPI là 2.2% nhưng nguyên nhân khiến CPI tăng đột biến như vậy là do ảnh hưởng bởi việc tăng viện phí và học phí tại các tỉnh, còn mức tăng giá trị hàng thực phẩm chỉ là 0.08%.
Các bạn sinh viên có thể tạm thời thở phào nhẹ nhõm vì chỉ số CPI tháng 10 đã cho thấy: sau khi qua giai đoạn đầu năm học mới thì CPI lại tiếp tục trở về mức dưới 1% (0,85%) so với tháng 9, mặt hàng thực phẩm chỉ tăng 0.29%, con số không quá lớn, đặc biệt là với những mặt hàng thực phẩm tươi sống hàng ngày.
Nhiều bạn tỏ ra bi quan và cho rằng những con số kia chỉ là trên giấy tờ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giá cả các loại thực phẩm hiện nay cũng đang ít có sự thay đổi. Theo khảo sát tại chợ Quan Hoa (Cầu Giấy), giá thực phẩm từ nhiều tháng nay không có sự biến động. Thịt lợn vẫn dao động từ 8000 – 10.000/lạng, thịt gà từ 5000 – 9000/lạng. Các mặt hàng rau, củ, quả có tăng nhưng mức tăng không cao. Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2011, giá các loại hàng thực phẩm thiết yếu đều đang giữ giá ổn định. Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), giá các loại mặt hàng cũng chỉ nhỉnh hơn đôi chút từ 1000 – 2000/lạng (đối với thịt tươi sống), 500 – 1000 đối với rau xanh. Mức giá này vẫn tồn tài từ nhiều tháng nay và ít có sự thay đổi
Những con số thống kê trên lý thuyết hay thực tế đều cho thấy rằng cơn “bão giá” đang dần tan và cuộc sống đang dần ổn định hơn đối với sinh viên. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng này sẽ tồn tại được bao lâu khi sắp tới, một bản đề án về phát triển giá xăng, giá điện cuối năm 2012 sẽ được trình lên Chính phủ. Thông tin này đang dấy lên mối lo ngại về một đợt sóng ngầm lạm phát sẽ diễn ra vào cuối năm. Hy vọng rằng niềm vui của sinh viên sẽ không vụt tắt quá sớm!
Theo bạn Phạm Thị Vân Anh (Xuất bản K.29, HVBC&TT), cuộc sống hiện nay cũng đã ổn định, không bị xáo trộn như hai năm trước, một phần là do giá cả hiện nay cũng không tăng nhiều như trước. Còn với bạn Lý Quốc Hoàng (Báo mạng K.29, HVBC&TT) cho biết bạn chỉ gặp khó khăn với tiền xăng xe đi lại. Nhiều bạn sinh viên cũng đang cảm thấy cuộc sống ổn định dần. Giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thời trang ít có biến động. Nhiều mặt hàng thực phẩm (chủ yếu là thịt gia súc, gia cầm) đang có xu hướng chững lại, thậm chí giá nhiều loại thịt heo, thịt gà đã giảm so với thời gian trước.
Tính từ cuối năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước, tuy ở mức cao nhưng cũng đang có xu hướng giảm dần. Tính từ tháng 2/2012 đến tháng 8/2012, chỉ số CPI cả nước giảm dần. Mức tăng từng tháng cũng luôn dưới 1%. Cá biệt tháng 6,7,8/2012, chỉ số CPI dưới 0. Đó là tín hiệu đáng mừng cho thấy, giá cả đang dần đi vào quỹ đạo và ít có xu hướng tăng giá.
Bất chấp việc tăng giá xăng liên tiếp trong thời gian quan, chỉ số tăng giá các mặt hàng thực phẩm ăn uống không lớn. Tháng 9/2012, khi mức tăng CPI là 2.2% nhưng nguyên nhân khiến CPI tăng đột biến như vậy là do ảnh hưởng bởi việc tăng viện phí và học phí tại các tỉnh, còn mức tăng giá trị hàng thực phẩm chỉ là 0.08%.
Các bạn sinh viên có thể tạm thời thở phào nhẹ nhõm vì chỉ số CPI tháng 10 đã cho thấy: sau khi qua giai đoạn đầu năm học mới thì CPI lại tiếp tục trở về mức dưới 1% (0,85%) so với tháng 9, mặt hàng thực phẩm chỉ tăng 0.29%, con số không quá lớn, đặc biệt là với những mặt hàng thực phẩm tươi sống hàng ngày.
Biểu đồ: Mức tăng CPI của các ngành so với tháng 9/2012.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nhiều bạn tỏ ra bi quan và cho rằng những con số kia chỉ là trên giấy tờ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, giá cả các loại thực phẩm hiện nay cũng đang ít có sự thay đổi. Theo khảo sát tại chợ Quan Hoa (Cầu Giấy), giá thực phẩm từ nhiều tháng nay không có sự biến động. Thịt lợn vẫn dao động từ 8000 – 10.000/lạng, thịt gà từ 5000 – 9000/lạng. Các mặt hàng rau, củ, quả có tăng nhưng mức tăng không cao. Nhìn chung, so với cùng kỳ năm 2011, giá các loại hàng thực phẩm thiết yếu đều đang giữ giá ổn định. Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), giá các loại mặt hàng cũng chỉ nhỉnh hơn đôi chút từ 1000 – 2000/lạng (đối với thịt tươi sống), 500 – 1000 đối với rau xanh. Mức giá này vẫn tồn tài từ nhiều tháng nay và ít có sự thay đổi
Những con số thống kê trên lý thuyết hay thực tế đều cho thấy rằng cơn “bão giá” đang dần tan và cuộc sống đang dần ổn định hơn đối với sinh viên. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng này sẽ tồn tại được bao lâu khi sắp tới, một bản đề án về phát triển giá xăng, giá điện cuối năm 2012 sẽ được trình lên Chính phủ. Thông tin này đang dấy lên mối lo ngại về một đợt sóng ngầm lạm phát sẽ diễn ra vào cuối năm. Hy vọng rằng niềm vui của sinh viên sẽ không vụt tắt quá sớm!
Bùi Văn Đông
Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận