Thổi sức trẻ vào nghề thêu truyền thống

(Sóng trẻ) - Người trẻ hiện nay đã thổi luồng gió mới, vực dậy nghề thêu truyền thống tìm đầu ra cho các sản phẩm thủ công để nghề thêu xưa gần gũi với hiện đại.

Cơ duyên đưa đẩy 

Chị Huỳnh Trang đến từ TP. HCM, là một người trẻ ở thế hệ 9x nhưng đã bắt đầu sự nghiệp thêu của mình được hơn 4 năm. Xuất phát điểm là một cựu sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; công việc trước đó của chị là nhân viên thiết kế đồ hoạ và là giáo viên dạy vẽ, chị có một lớp vẽ nhỏ. 

Dù có công việc ổn định nhưng cơ duyên đến với ngành nghề truyền thống này lại là một sự tình cờ, một cơ hội mới cho chị Trang phát triển đam mê nghệ thuật của mình. “Cuối năm 2019 chị về quê ăn tết, dịp đó lại ngay đợt dịch Covid và bị mắc kẹt lại ở quê. Thất nghiệp đến tháng 3 vì vẫn chưa được quay trở lại Sài Gòn, em gái chị nói chị học thêu cho vui, chị cũng mua đồ về thêu thùa theo các clip trên Youtube.” - chị Trang kể. 

Chị Trang thấy rằng việc thêu thùa không quá khó nên tiếp tục mày mò thực hiện thêm nhiều mẫu đa dạng, được một vài sản phẩm thì bắt đầu có những khách hàng đầu tiên là bạn bè, người quen xung quanh. Nhận được sự ủng hộ và đón nhận, chị Trang mở trang bán online trên mạng xã hội và phát triển con đường thêu thùa từ đó, tính đến nay đã hơn 4 năm.

12.jpg
Chị Trang cùng không gian làm việc tại nhà. (Ảnh: NVCC)

Gia đình chị Trang không có ai theo ngành nghề này, nhưng luôn ủng hộ và hỗ trợ chị trong công việc thêu nghệ thuật này rất nhiều. Với niềm đam mê, chuyên môn từ ngành vẽ liên quan cùng năng khiếu bẩm sinh, chị Trang đã có một Tiệm thêu tay xinh xắn cùng lượng khách trong và ngoài nước ổn định. Tiệm thêu được mở bán từ năm 2020, ban đầu chỉ là những sản phẩm đơn giản như khăn tay, tranh thêu sau này mới sản xuất thêm nhiều sản phẩm quần áo, túi, kẹp tóc... theo yêu cầu của khách hàng.    

Hiện đại hoá nhưng vẫn lưu giữ truyền thống

Nghề thêu thủ công được chia làm hai loại chính là thêu truyền thống và thêu hiện đại. Các sản phẩm thêu tay mang nét đẹp của đồ thủ công, chứa đựng rất nhiều tình cảm của người làm ra cũng như tình cảm của người mua làm quà tặng. 

Thêu tay hiện đại là lĩnh vực chị Trang theo đuổi, còn gọi là thêu tay nghệ thuật. Đó là sự kết hợp giữa kỹ thuật thêu, mũi thêu truyền thống và sử dụng những họa tiết hiện đại, phối màu hiện đại cùng với việc sử dụng các loại chỉ mới trên các chất liệu mới… Hay nói cách khác, thêu tay hiện đại là kỹ thuật thêu mới đòi hỏi người thêu phải có cái nhìn mới mẻ, mang “chất riêng” vào những tác phẩm của mình tạo nên một sản phẩm thời thượng, nghệ thuật.

13.png
Các sản phẩm chị Trang thực hiện và đăng bán online trên Tiệm thêu tay xinh xắn. (Ảnh: NVCC)

Không chỉ tự sáng tạo các sản phẩm theo sở thích thẩm mỹ của mình, chị Trang còn nhận những món đồ mà khách hàng muốn thêu theo yêu cầu như quần áo, váy vóc, túi xách … cùng nhiều chất liệu như lụa, vải xô, vải linen...

14.jpg
Sản phẩm thêu tay trên áo mà chị Trang thực hiện. (Ảnh: NVCC)

Chị Trang cho biết, một sản phẩm thêu nhanh thì nửa tiếng, lâu thì 1 ngày, 1 tuần mới hoàn thiện. Nhưng nhìn thành phẩm làm ra thấy có một sức hút lạ kỳ đến nỗi đa số làm xong chị không gửi đi. Khi thêu, có thể nghe nhạc, xem phim, tách biệt ra với xã hội bên ngoài, xa lánh mạng xã hội, tâm bình lặng nên được “chữa lành” tốt. Thêu xong chị hay thốt lên “quá đẹp”.

“Thêu hiện đại chẳng hề khó, cùng với rất nhiều sự tiện nghi hiện nay, chỉ cần bỏ chút thời gian có thể học được thêu những thứ xinh xinh, điểm tô cho túi xách, nón, trang phục của mình và người thân.” - chị nói thêm.

Tuy vậy, đồ thủ công ở Việt Nam vẫn chưa có vị thế vững chắc, nên việc theo đuổi nghề thêu như một nguồn thu nhập chính gặp rất nhiều khó khăn. Bởi hiện tại nghề thêu tay truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một. Hầu hết ở các làng nghề đều sử dụng thêu máy cho các đơn hàng lớn. Nhiều thợ giỏi đã không còn việc để làm. Nhưng nếu có đam mê, mọi thứ đều có thể như ý.

Với chị Trang Huỳnh, ngoài tình yêu với quê hương, còn là sự tiếc nuối nên chị không ngừng cố gắng để nghề thêu của dân tộc không mất đi. Chị luôn cố gắng học thêm, tìm kiếm thêm nhiều chất liệu để tạo ra những sản phẩm đa dạng để đẩy vào thị trường quốc tế. Chị Trang luôn hi vọng các bạn trẻ trong và ngoài nước biết đến những sản phẩm cũng như nét nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

15.jpg
Những chiếc khăn cho tiệc cưới được thêu tay tỉ mỉ, tâm huyết. (Ảnh: NVCC)

“Khi sản phẩm của chị bán ra nước ngoài, khẩu trang, khăn tay, túi xách hay những chiếc khăn cho tiệc cưới... khách hàng rất thích và luôn dành lời khen cũng như cảm ơn sự tỉ mỉ của mình. Chị vui khi khách hài lòng và vui hơn, tự hào hơn khi luôn đính kèm dòng chữ nhỏ “Handmade from Vietnam” - chị Trang chia sẻ.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN