Thuốc Tamiflu trôi nổi, tràn lan trên “chợ mạng” (Phóng sự 1)

(Sóng trẻ) – Thuốc Tamiflu không rõ nguồn gốc được rao bán tràn lan trên mạng với những lời quảng cáo hấp dẫn như “sẵn hàng, giá tốt”. Tuy nhiên, đằng sau lời hứa hẹn đó là nguy cơ gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Thuốc kê đơn nhưng bán như “rau ngoài chợ”

Tamiflu là thuốc kháng virus dùng để điều trị cúm A và thuộc nhóm thuốc kê đơn. Tuy nhiên, hiện nay, thuốc này lại đang bị rao bán công khai trên mạng xã hội như một mặt hàng thông thường. Chỉ cần gõ từ khóa "Tamiflu" trên Facebook, hàng loạt bài đăng chào mời hiện ra với các cam kết như “hàng chuẩn Nga, Pháp”, “giá tốt nhất thị trường”, “luôn sẵn hàng, bao nhiêu cũng có”.

Dù là thuốc cần có chỉ định của bác sĩ nhưng việc mua Tamiflu qua các hội nhóm trên mạng lại vô cùng dễ dàng. Người mua chỉ cần để lại số lượng và địa chỉ, thuốc sẽ được giao tận nơi mà không cần đơn thuốc hay tư vấn y khoa. Điều này đặt ra nhiều lo ngại về chất lượng sản phẩm cũng như nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe người sử dụng.

2-copy.png
Nhiều loại Tamiflu không rõ nguồn gốc đang được rao bán công khai trên mạng xã hội. (Ảnh: Hà Linh)

Lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân trước tình hình dịch cúm A diễn biến phức tạp, hàng loạt hội nhóm rao bán Tamiflu xuất hiện trên mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn thành viên, với các bài đăng chào mời liên tục.

Sự thật phía sau quảng cáo “luôn sẵn hàng, giá tốt, bao nhiêu cũng có”

Trong vai người mua hàng, phóng viên đã tiếp cận tài khoản N.T chuyên bán thuốc trên các hội nhóm. Người bán cho biết trước đây kinh doanh bất động sản, nhưng nay chuyển sang bán Tamiflu để kiếm thêm thu nhập. Khi được hỏi về nguồn hàng, người này thừa nhận: “Hàng xách tay mình nhờ cháu gửi từ Nga về".

1-copy.png
Từ chuyên viên bất động sản, người này lại chuyển sang bán thuốc kê đơn với lời cam kết "giá đẹp, chất lượng, bao nhiêu cũng có". (Ảnh: Hà Linh)

Điều đáng nói là dù là “hàng xách tay”, nhưng số lượng lại luôn dồi dào, không bao giờ hết. Vậy câu hỏi đặt ra là những loại thuốc này thực sự có nguồn gốc từ đâu?

Phóng viên tiếp tục tiếp cận tài khoản tên P.A chuyên bán thuốc Tamiflu trên mạng. Sau khi chốt giá cả và số lượng, phóng viên đề nghị đến hiệu thuốc để nhận hàng. Thế nhưng ngay lập tức bị từ chối: “Bên mình chỉ bán online, không có cửa hàng đâu. Bạn đặt hàng, mình ship tận nơi”. Tất cả giao dịch đều diễn ra trên mạng, không có địa chỉ cụ thể, không ai kiểm định chất lượng thuốc. Việc mua bán này chẳng khác gì mua hàng trôi nổi ngoài chợ, nhưng rủi ro lại lớn hơn gấp nhiều lần.

dark-modern-movie-trailer-youtube-thumbnail-1800-x-1125-px.png
Việc mua bán thuốc Tamiflu được thực hiện ngay tại một quán trà đá vỉa hè. (Ảnh: Khánh Linh)

Sau khi đồng ý nhận hàng, phóng viên được hẹn tại ngay một quán trà đá để nhận thuốc. Người bán đến nhanh chóng, giao hàng ngay trên vỉa hè, không có hóa đơn hay giấy tờ gì đi kèm. Khi mở hộp thuốc, bên ngoài chỉ toàn chữ nước ngoài, không có tem phụ tiếng Việt hay số đăng ký lưu hành của Bộ Y tế.

Khi được hỏi về số đăng ký lưu hành và giấy tờ chứng minh nguồn gốc, người bán ấp úng, rồi thừa nhận: “Thuốc xách tay mà, làm gì có giấy tờ. Nhưng yên tâm, hàng này nhiều người mua lắm!”.

Rõ ràng, những lời quảng cáo như “hàng chuẩn, giá tốt” chỉ là chiêu trò đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Những viên thuốc này thực chất đến từ đâu, chất lượng ra sao, không ai có thể kiểm chứng. Việc mua bán diễn ra nhanh chóng, nhưng hệ lụy để lại có thể rất nguy hiểm.

Bán thuốc không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?

Về mặt pháp lý, theo luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), việc buôn bán thuốc không qua kiểm tra chất lượng, không có giấy phép, và không rõ nguồn gốc là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Người vi phạm có thể đối mặt với mức phạt tiền lên tới hàng tỷ đồng hoặc thậm chí mức án tù từ 2 - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

1.png
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Phương (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết thêm: "Đối với pháp nhân khi vi phạm thì bị phạt tiền từ 1 - 4 tỷ đồng hoặc cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 1 - 3 năm". (Ảnh: NVCC)

Dù giá cả có thể rẻ hơn, nhưng việc mua thuốc trôi nổi trên mạng là đánh cược sức khỏe của chính mình. Những loại thuốc này không qua kiểm định, không đảm bảo chất lượng, và có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng sai cách. Người dân cần cẩn thận, chỉ mua thuốc tại các cơ sở uy tín, tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Phóng viên Sóng trẻ sẽ tiếp tục thông tin!

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN