Tò he đã “lỗi thời”?

(Sóng trẻ)- Tò he- một trò chơi dân gian của trẻ em, một nét đẹp văn hóa nhưng ngày càng được ít trẻ em yêu thích. Liệu loại hình trò chơi dân gian này đã "lỗi thời"?

Đẹp nhưng không bền

Vật liệu để tạo nên các sản phẩm tò he là bột nếp. Sau khi thấu nhuyễn và pha trộn bột nếp với phẩm màu, các nghệ nhân sẽ sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để sáng tạo ra những hình thù độc đáo, lạ mắt, ngộ nghĩnh.
 
f464c9b12_1.png

Không ít tò he bị hỏng
Do không sử dụng các công nghệ sấy khô tò he sau khi nặn, nên tò he chỉ chơi được trong vài ngày, nhiều hơn thì vài tuần. Bột nếp để lâu sẽ bị nứt, vỡ, làm biến dạng hình thù của sản phẩm tò he.

Trong khi đó, những đồ chơi bằng nhựa lại có tuổi thọ khá dài, ít hỏng hóc. Vì thế, trò chơi mang tính nghệ thuật này ngày càng ít phổ biến với trẻ con hơn.

Nhìn nhiều chóng chán

Tò he thu hút những đứa trẻ bằng những hình thù đẹp mắt mà các nghệ nhân tạo ra. Tuy nhiên, những hình thù này rất dễ hỏng... Do đó, tò he giống như một thứ đồ chơi kiêu kỳ, chỉ có thể ngắm chứ không thể nghịch. Chỉ ngắm mà không nghịch sẽ làm cho những đứa trẻ mau chán loại đồ chơi này.
 
f464c9b12_2.png

Tò he chú chó ngộ nghĩnh

Anh Đặng Đình Hổ, một nghệ nhân nặn tò he (Phú Xuyên, Hà Nội) với hơn 10 năm kinh nghiệm cho biết: "Hiện tại địa phương nơi anh ở có hỗ trợ, mở các lớp dạy nặn tò he miễn phí để loại hình trò chơi dân gian này không bị mọi người quên lãng. Tuy nhiên không nhận được sự hưởng ứng tham gia của nhiều người".

Tò he ngày nay đã khác xưa rất nhiều. Trước đây, cuộc sống thiếu thốn không đủ ăn. Vì thế, sau khi chơi tò he, những đứa trẻ có thể sử dụng chúng như một thức ăn để trốn tránh cái đói. Những màu sắc trộn với bột để tạo màu là những màu sắc tự nhiên: lá cây giã để tạo màu xanh, nước củ nghệ tạo màu vàng, gấc tạo màu đỏ... Do vậy, tò he có thể ăn được mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Ngày nay, đời sống của con người đủ đầy hơn. Thay vì sử dụng các nguyên liệu tạo màu tự nhiên như trước, các nghệ nhân sử dụng phẩm màu hóa học không qua sơ chế để màu sắc của tò he tươi hơn, đẹp mắt hơn,... đồng thời tăng năng suất sản phẩm.

Trong thời kỳ công nghệ phát triển, các trò chơi hiện đại không ngừng ra đời. Tò he vì thế chỉ là một trò chơi không còn quá hấp dẫn đối với những đứa trẻ nữa. Nhưng đồ chơi dân gian ấy mãi là một nét đẹp văn hóa, một loại hình nghệ thuật truyền thống đã từng được những đứa trẻ ưa chuộng ở Việt Nam.

Bài và ảnh
Phương Thu Hường
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN