Trẻ con đâu có tội gì!

(Sóng trẻ) - Ai cũng hiểu, trước chữ “người” là chữ “con”, nghĩa là chỉ một con người luôn tồn tại cái bản năng của một loài động vật. Thế nhưng đó là một loài động vật bậc cao, có tư duy, có tình cảm hay nói cách khác là có tình người. Mất đi hoặc không có để mất cái tình thương đồng loại thì chỉ có thể là…thú dữ mà thôi.


Những ngày gần đây dư luận đang hoang mang và căm phẫn về hành động “thú dữ” “vô nhân tính” của hai “ác mẫu” Lê Thị Đông Phương (31 tuổi) và Nguyễn Lê Thiên Lý (18 tuổi) tại điểm giữ trẻ Phương Anh (Phường Hiệp Bình Phước - quận Thủ Đức, Tp Hồ Chí Minh). Một đoạn video được công khai trên các trang mạng xã hội đã khiến hàng triệu triệu người xem, chứng kiến không khỏi bàng hoàng, ghê sợ trước những hành vi độc ác của hai bảo mẫu đó.


Đặt ra câu hỏi, tại sao một cô nuôi dạy trẻ được đào tạo và cấp bằng cử nhân về mầm non lại có những hành động “thú dữ” như thế? Tại sao cũng là một con người lại đối xử với đồng loại tàn nhẫn như thế, chưa kể, đó chỉ là những em thơ vô hại?


6718595ff_tan_nhan.jpg

Hành vi độc ác của Lê Thị Đông Phương


Trước khi làm “cô nuôi dạy trẻ” thì họ cũng đã từng là những đứa trẻ vô tội, họ cũng có tuổi thơ được nâng niu, được yêu thương. Và họ đã hoặc sẽ đảm nhận thiên chức làm mẹ. Thử hỏi có người mẹ nào muốn nhìn thấy đứa con mình dứt ruột đẻ ra bị tổn thương, bị hành hạ về tinh thần và thể xác?


Một đứa trẻ thì có tội tình gì, khi tuổi thơ của chúng chỉ là ăn, chơi và ngủ nghỉ? Một đứa trẻ thơ thì có nhận thức được việc mình làm là đúng hay không, chưa nói đến các em chỉ ở độ tuổi 1 - 4? 


Vâng! Trẻ con hay khóc và làm người lớn bực mình. 


Vâng! Trẻ con thường đập phá, chạy nhảy và có những hành động không giống ai?…


Thế nhiệm vụ của họ là gì khi mở điểm trông nuôi trẻ?


Vâng! Đó là thay bố mẹ chúng, những công chức, những người công nhân lam lũ, bận rộn… để quan tâm, để chăm chút từng bữa cơm, bát cháo.


Vâng! Đó là vui đùa, là à ơi câu hát, là dạy dỗ các em thơ, truyền vào tâm hồn các em những bài ca dao, những vần thơ về “tình thương đồng loại”…


Thế đấy, tất cả sự dịu dàng đã tan biến đâu rồi? Những câu à ơi “cổ tích” đâu rồi?  Mà chỉ toàn là những cái “bạt tai”, những pha “nhận nước”, những “bẻ cổ”, “nhận” cháo vào mồm…


Thử hỏi, làm sao cho thôi bàng hoàng? Làm sao để không giật mình? Làm sao để cầm được giọt nước mắt của sự xót xa…


Hình ảnh những cháu bé không còn chút nước mắt để rơi hoặc kinh hãi vì nếu khóc là sẽ bị tát, bị đánh đập… sao mà ngây thơ và tội nghiệp đến vậy? Ánh mắt các cháu lờ đờ đi, vô hồn đi… Tuổi thơ của một đứa trẻ đáng được hưởng những nụ cười nay lại bị chính “đồng loại” vùi xuống tận cùng của sự kinh hãi? Hoang mang! Rồi đây, các em liệu có thể quên đi hàng trăm cái tát, hàng chục pha nhận nước, và vô số lần bị mắng chửi, lăng mạ? 


Vẫn câu hỏi, trẻ con thì có tội tình gì?


Vâng! Cái tội của các em là sự hồn nhiên “bản năng”, là sự “ngây thơ” đến vô hại?


Nhà báo Nguyễn Bính, một người đã từng viết nhiều những bài phân tích về tâm lí trẻ em cho biết: “Tuổi thơ của một em bé là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai, nếu cái nền tảng ấy được xây đắp bằng tình thương, bằng sự bao dung của cha mẹ và người thân thì như tất yếu, lớn lên đa số các cháu đều cho đi sự bao dung, tình thương mà nó nhận được để sống nên người”


Còn các em thơ tại lò ác quỷ “Phương Anh” thì thế nào? Thế nào khi những năm tháng tuổi thơ của các bé là những trận đòn không thương tiếc? sẽ thế nào khi cái gọi là “nền tảng” của các bé là những câu sỉ vả, lăng mạ…


Giữa cái chốn văn minh, giữa cái cuộc sống mà loài người đang ca tụng chủ nghĩa hòa bình, đùm bọc, yêu thương lẫn nhau này lại còn đó những cảnh tượng đầy nhức nhối!


Liệu còn bao nhiều % niềm tin cho các “cô nuôi dạy trẻ”?


Liệu những trường hợp tương tự sẽ dừng lại ở đây?


Điều ngạc nhiên là sự thật này bị phanh phui bởi những người làm báo dũng cảm mà không phải là những con người ăn tiền của của nhân dân, ăn “niềm tin” của nhân dân?


Đoàn Bổng

Báo mạng điện tử k32


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN