Tuyết đã ngừng rơi ở Sa Pa

(Sóng trẻ) – Sa Pa không còn tuyết rơi phủ trắng cảnh vật như một bức họa u buồn. Nhưng Sa Pa vẫn đẹp, trong thiên nhiên đã ôn hòa trở lại và trong nụ cười tươi sáng hồn nhiên của những cô gái H’Mông.

Tháng 12 năm 2013, không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ tại tỉnh Lào Cai giảm sâu xuống dưới 0o. Tuyết rơi phủ trắng vùng đèo Ô Quy Hồ, dãy Hoàng Liên Sơn, thị trấn Sa Pa và một số huyện khác thuộc Lào Cai. Không phải là lần đầu tiên tuyết rơi ở Sa Pa, nhưng quang cảnh một vùng đất rộng lớn chìm trong sắc trắng vẫn khiến người dân cả nước ngỡ ngàng. Những ruộng bậc thang, những dãy núi đường đèo hùng vĩ, những mái nhà của người dân phố núi… nằm bên dưới lớp tuyết phủ dày như cảnh tượng người ta vẫn nghĩ chỉ thuộc về vùng ôn đới, ở một quốc gia châu Âu xa xôi nào đó, và hoàn toàn xa lạ với Việt Nam nhiệt đới ẩm gió mùa.

Sa Pa tuyết trắng đẹp như tranh vẽ, nhưng như nhiều người đã nói, đó là một vẻ đẹp đầy lo âu. Không khí lạnh gây rét đậm rét hại, sương giá tàn phá hoa màu, gia súc ngã quị trước thiên nhiên khắc nghiệt. Kể cả khi đã xác định tinh thần “sống chung với lũ”, vẫn không người dân nào tin được cái lạnh năm nay lại đến sớm như thế, khốc liệt và nhanh chóng trùm kín vùng đất như thế. Tuyết rơi liên tục 20 giờ đồng hồ trong hai ngày 15 và 16/12. Rau hoa bị vùi lấp dưới trung bình 15 – 20 cm tuyết, hàng chục hecta trồng su su bị sập giàn do tuyết phủ quá dày và nặng…; nhiều gia đình bị mất đi nguồn thu nhập chính ngày trước thềm Tết Giáp Ngọ - thời điểm được mong chờ để người dân thu lợi nhuận từ buôn bán nông phẩm.   

Tuy thế, cũng bất ngờ khi ngay sau hai ngày tuyết rơi, Sa Pa lại được Mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Dù chậm chạp nhưng tuyết cũng tan dần và các gia đình lập tức bắt tay vào việc phục hồi thiệt hại. Sự thay đổi thời tiết nhanh chóng tạo cảm giác như trận tuyết rơi vừa qua chỉ như một sự nhầm lẫn của ông trời. “Cái nhầm lẫn” ấy làm người dân vùng núi thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng. Nhưng thực chất, đây không phải là một nhầm lẫn tình cờ, hay một sự không may, thời tiết khắc nghiệt chưa từng có này không là gì khác nài hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu – điều đã được nhắc tới liên tục trong những năm trở lại đây mà Việt Nam là một trong những quốc gia thuộc diện chịu ảnh hưởng lớn nhất.   

Thiên nhiên là tài nguyên giúp Sa Pa phát triển, và cũng là nguyên do khiến nhân dân nhiều lần khốn đốn. Nhưng dù thế, những người dân vùng cao Tây Bắc vẫn giữ trong mình một tâm hồn trong sáng, “hồn nhiên như cây cỏ”. Đúng dịp tuyết rơi, không ít khách du lịch đã lên Sa Pa để tận mắt chứng kiến quang cảnh vốn chẳng thể xuất hiện ở đất nước nhiệt đới. Họ chụp ảnh với tuyết, tươi cười, và chia sẻ những hình ảnh vui vẻ ấy lên trên các trang mạng. Một số người đã hào hứng, một số người lại đi theo hướng suy nghĩ khác. Họ lên án những khách du lịch có thể vui sướng trên sự mất mát, nỗi âu lo của người dân bản địa. Đó lại là một câu chuyện khác về cách ứng xử, cách thể hiện thái độ và quan điểm. Nhưng ở đây, trong con mắt người Sa Pa, họ không nghĩ phức tạp đến vậy. Chị Nhung, một người từ miền xuôi lên Sa Pa định cư khi nhớ lại những ngày tuyết rơi đã nói: “Chị không nghĩ là họ vô tâm. Tuyết rơi là điều lạ. Người ta muốn nhìn thấy điều lạ cũng là chuyện bình thường”. 

a853d8f7a_i_18642_copy.jpg
Người dân Sa Pa luôn cần mẫn lao động.

Chị Nhung mở quán bán đồ nướng ở phố Cầu Mây, trung tâm thị trấn Sa Pa; mỗi ngày mở hàng từ 7 giờ sáng tới 2 giờ đêm hôm sau, những ngày đông khách còn đến tận 4 giờ sáng. Chị cho biết mùa du lịch nhộn nhịp nhất là hè, sau đó là Tết và các đợt lễ hội. Riêng vừa qua có tuyết rơi, Sa Pa bất ngờ đón lượng lớn du khách, có lẽ cũng là cái may trong vô vàn cái rủi. “Nào có ai trách cứ gì!”, chị cười và nói.

Sa Pa được bao phủ trong màu trắng của tuyết là một bức tranh đẹp nhưng u buồn. Khi không còn tuyết rơi, vùng đất ấy lại bung nở những cánh hoa đào hoa mơ với sức sống mãnh liệt, hoang dại mà tươi thắm. Trẻ em dân tộc nhỏ bé mà khỏe mạnh, chạy nhảy đùa giỡn trên những khoảng đất rộng, leo lên những cành cây rừng mà hướng mắt về dãy núi Hoàng Liên cao vợi, vượt trên tầng mây trắng xốp thong thả trôi êm. 

a853d8f7a_i_16172_copy.jpg

a853d8f7a_i_16232_copy.jpg

a853d8f7a_i_18902_copy.jpg

Những ngày đầu năm mới, Sa Pa có bốn mùa trong một ngày. Tuyết thực sự đã tan hết, và những cô gái dân tộc H’Mông trong bộ quần áo đa sắc màu vẫn đón bạn bằng nụ cười tỏa nắng miền sơn cước. Sa Pa giống như một giấc mơ đẹp, mà ở đó bạn có thể để quên quá khứ của mình ở sau lưng.   

a853d8f7a_i_16432_copy.jpg


Bài và ảnh: Hạnh Dung
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN