Văn hóa “bệt” trong ẩm thực đường phố

(Sóng trẻ) - Nhắc đến ẩm thực đường phố người ta thường nghĩ ngay đến các quán xá đông đúc trên vỉa hè. Vài ba chiếc ghế con con quây quần quanh gánh hàng được gọi là “bệt”.

Từ những hình ảnh gần gũi nhất…

Không sang trọng như các nhà hàng với bàn ghế lịch sự, ẩm thực đường phố Hà Nội gắn liền với các quán ăn nhỏ xinh ngay ven đường. Có thể nói đi đến bất kỳ con phố nào cũng có thể thấy la liệt các hàng quán từ bún đậu, chè, kem đến bánh mì, phở, bún,… Đặc điểm nổi bật của tất cả các hàng quán này là chỉ dùng những chiếc ghế con quần tụ lại.

Ở Hà Nội những quán ăn vỉa hè dường như đã trở thành một phần của cuộc sống. Từ những người trẻ đến những người lớn tuổi đều không ngại ngần “lê la” quán xá. Bạn Thu Hiền – học sinh trường THPT Chu Văn An chia sẻ: “Từ bé mình đã quen với những hàng quán như thế này rồi. Dù là ngồi vỉa hè và không có bàn ghế đầy đủ nhưng lại khiến mình cảm thấy tự nhiên, không bị gò bó và có thể thoải mái nói chuyện với bạn bè”. 

bb9f169fc_1.jpg

Không khó để bắt gặp hình ảnh cả khách cả chủ đều sử dụng những chiếc ghế con vừa làm ghế vừa làm bàn trên khắp các con phố. Thậm chí chẳng cần đến ghế, chỉ cần một gánh hàng bên đường là mọi người có thể vô tư quây tụ bên nhau vừa thưởng thức thứ quà thơm nn vừa thoải mái trò chuyện. Đó cũng là xu hướng gần đây khi rất nhiều quán cà phê cóc, cà phê bệt, trà đá bệt xuất hiện trên đường phố. 

Khi được hỏi về lý do tại sao không sử dụng bàn ghế đầy đủ, cô Hoa – chủ gánh bún trên đường Tạ Quang Bửu cho biết: “Một phần vì diện tích vỉa hè không cho phép. Hơn nữa sử dụng ghế con như này lại tiện. Mà khách vào quán cô vẫn thấy vui vẻ không có phàn nàn gì”.

bb9f169fc_2.jpg

Có lẽ hình ảnh những xe bánh khúc dạo, những cô đầu đội mẹt bánh rán lang thang trên khắp các con phố đã quá quen thuộc. Và chỉ cần có khách hàng là họ sẽ dừng lại. Chẳng cần bàn ghế, cả chủ cả khách đều vẫn thoải mái với những niềm vui của riêng mình.

Nâng tầm thành văn hóa “bệt”

Có lẽ chẳng đất nước nào lại có thể nhiều quán xá vỉa hè, hàng rong dạo như ở Việt Nam và đường phố Hà Nội. Những quán ăn lề đường với vài chiếc ghế nhỏ và những gánh hàng rong cứ thế ăn sâu vào ký ức của biết bao nhiều người. Để đến khi đi xa người ta chỉ nghĩ về đường phố Hà Nội với những nét mộc mạc giản dị như thế. 

Gọi đó là văn hóa “bệt” có lẽ cũng không sai. Bởi chính cái cách người ta quây quần bên các quán ăn vỉa hè lại làm nên nét đặc trưng của ẩm thực đường phố Hà Nội. Cái sự “bệt” ấy là nét gần gũi, tự nhiên đơn giản trong cách thưởng thức ẩm thực của người Việt. Nếu như nhắc đến ẩm thực Hàn Quốc người ta thường nghĩ đến những những chiếc xe bán đồ ăn di động hay quán nhậu ven đường thì nghĩ đến ẩm thực đường phố Hà Nội chẳng thể nào không nhắc đến cái cách người ta ngồi thưởng thức chúng.

bb9f169fc_3.jpg

Bác Viên – một người dân sống lâu năm ở phố Cổ chia sẻ: “Ngày xưa Hà Nội không đông đúc như bây giờ, những gánh hàng rong bán dạo nhiều lắm. Cứ có khách ở đâu là người ta dừng lại bán và ngồi tại đấy thưởng thức luôn. Bây giờ tuy không còn nhiều người bán như thế nữa nhưng những quán xá ven đường vẫn khiến bác cảm thấy gần gũi và đặc trưng Hà Nội hơn là các nhà hàng sang trọng”.

Văn hóa “bệt” không chỉ ăn sâu vào thói quen sinh hoạt ẩm thực đường phố mà nó còn góp phần mang lại một hình ảnh Việt Nam rất đặc biệt và độc đáo. Jayden – khách du lịch đến từ nước Australia tỏ ra thích thú: “Tôi cảm thấy việc ngồi ngay nài đường thưởng thức món ăn như thế này rất gần gũi, thân thiện. Ở đất nước tôi không có quán ăn giống như vậy. Có lẽ đây sẽ điều khiến tôi nhớ nhất khi tới Việt Nam”.

Văn hóa “bệt” trên đường phố hiện vẫn đang được nhiều thực khách chọn để thưởng thức ẩm thực. Nhưng “bệt” cũng cần có những biện pháp quản lý hiệu quả để có thể đồng thời mang lại hình ảnh một đất nước Việt Nam văn minh, thân thiện.

Video ý kiến của giới trẻ về văn hóa "bệt" trong ẩm thực đường phố.

 

Khánh Ly

Nhóm 4 – Lớp Đa phương tiện

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN