Vụ án trường Oxford – âm mưu hoàn hảo
(Sóng Trẻ) - Bất cứ ai là tín đồ của thể loại truyện trinh thám khoa học, hay muốn khám phá một vụ án hóc búa như những phương trình toán học không thể tìm đáp án, thì Vụ án trường Oxford chắc hẳn sẽ là quyển sách mà bạn đang kiếm tìm.
Vụ án trường Oxford là cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhà văn, tiến sĩ logic toán học người Argentina - Guillermo Martinez. Phải là một người cực kì am hiểu về khoa học, toán học, logic học và có niềm đam mê rất lớn với trinh thám thì ông mới có thể tạo nên tác phẩm sống động và hấp dẫn tới như vậy.
Câu chuyện bắt đầu xảy ra khi anh chàng sinh viên mới chuyển tới trường Oxford phát hiện ra xác bà chủ nhà đã bị sát hại ngay trong căn hộ của mình. Seldom – nhà logic học nổi tiếng nhận được lời nhắn nặc danh với một kí hiệu toán học liên quan tới vụ án. Đó cũng là mở màn cho các vụ án mạng liên tiếp xuất hiện với những lời nhắn bí ẩn có liên kết tới nhau, hay còn gọi là “Liên chuỗi Oxford”.
Điều đặc biệt là những cái chết không tới ngẫu nhiên mà dường như tuân theo một quy luật gắn liền với các biểu tượng toán học. Anh chàng sinh viên trẻ tuổi cùng với Seldom bị cuốn vào vụ án và theo sát những dữ kiện để tìm đáp án. Tất cả những xâu chuỗi, manh mối, giả định, suy đoán… có liên hệ chặt chẽ với nhau và dần dần lời giải bước ra ánh sáng.
Cái hấp dẫn của một tiểu thuyết trinh thám bao giờ cũng nằm ở lời giải đáp cho tất cả mọi việc. Với Vụ án trường Oxford, người đọc dường như không thể ngừng đọc cuốn sách trên tay cho tới tận trang cuối cùng, khi kết quả bất ngờ vượt nài sức tưởng tượng. Bởi “tội ác hoàn hảo, không phải một vụ mãi không phá được, mà là một vụ khi người ta kết tội sai người”. Người đọc rồi sẽ tìm ra được hung thủ, nhưng những động cơ của tội ác phía sau sẽ mãi là một ẩn số.
Chính chúng ta sẽ phải suy ngẫm và tự có một kết luận cho riêng mình về những gì vụ án đã xảy ra. Và vượt xa hơn nữa, thoát khỏi những suy luận logic khoa học lại chính là tình cảm thiêng liêng của nhân vật trong tác phẩm. Có thể đọc xong câu chuyện ta phải nhớ mãi câu nói của thẩm phán Petersen, rằng “ta không bao giờ biết được vì con cái, một người cha có thể đi xa tới mức nào”.
“Một cuốn truyện trinh thám uyên thâm” là lời nhận xét mà tờ New York Times trân trọng dành riêng cho Vụ án trường Oxford. Năm 2003, cuốn tiểu thuyết giành được giải thưởng Planeta và năm 2008 được đạo diễn Alex de la Iglesia dựng thành phim chiếu trên màn ảnh rộng. Chắc hẳn sẽ rất tiếc nếu bạn chưa từng được đọc cuốn truyện và xem bộ phim hấp dẫn này!
Vụ án trường Oxford là cuốn tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của nhà văn, tiến sĩ logic toán học người Argentina - Guillermo Martinez. Phải là một người cực kì am hiểu về khoa học, toán học, logic học và có niềm đam mê rất lớn với trinh thám thì ông mới có thể tạo nên tác phẩm sống động và hấp dẫn tới như vậy.
Câu chuyện bắt đầu xảy ra khi anh chàng sinh viên mới chuyển tới trường Oxford phát hiện ra xác bà chủ nhà đã bị sát hại ngay trong căn hộ của mình. Seldom – nhà logic học nổi tiếng nhận được lời nhắn nặc danh với một kí hiệu toán học liên quan tới vụ án. Đó cũng là mở màn cho các vụ án mạng liên tiếp xuất hiện với những lời nhắn bí ẩn có liên kết tới nhau, hay còn gọi là “Liên chuỗi Oxford”.
Điều đặc biệt là những cái chết không tới ngẫu nhiên mà dường như tuân theo một quy luật gắn liền với các biểu tượng toán học. Anh chàng sinh viên trẻ tuổi cùng với Seldom bị cuốn vào vụ án và theo sát những dữ kiện để tìm đáp án. Tất cả những xâu chuỗi, manh mối, giả định, suy đoán… có liên hệ chặt chẽ với nhau và dần dần lời giải bước ra ánh sáng.
Cái hấp dẫn của một tiểu thuyết trinh thám bao giờ cũng nằm ở lời giải đáp cho tất cả mọi việc. Với Vụ án trường Oxford, người đọc dường như không thể ngừng đọc cuốn sách trên tay cho tới tận trang cuối cùng, khi kết quả bất ngờ vượt nài sức tưởng tượng. Bởi “tội ác hoàn hảo, không phải một vụ mãi không phá được, mà là một vụ khi người ta kết tội sai người”. Người đọc rồi sẽ tìm ra được hung thủ, nhưng những động cơ của tội ác phía sau sẽ mãi là một ẩn số.
Chính chúng ta sẽ phải suy ngẫm và tự có một kết luận cho riêng mình về những gì vụ án đã xảy ra. Và vượt xa hơn nữa, thoát khỏi những suy luận logic khoa học lại chính là tình cảm thiêng liêng của nhân vật trong tác phẩm. Có thể đọc xong câu chuyện ta phải nhớ mãi câu nói của thẩm phán Petersen, rằng “ta không bao giờ biết được vì con cái, một người cha có thể đi xa tới mức nào”.
“Một cuốn truyện trinh thám uyên thâm” là lời nhận xét mà tờ New York Times trân trọng dành riêng cho Vụ án trường Oxford. Năm 2003, cuốn tiểu thuyết giành được giải thưởng Planeta và năm 2008 được đạo diễn Alex de la Iglesia dựng thành phim chiếu trên màn ảnh rộng. Chắc hẳn sẽ rất tiếc nếu bạn chưa từng được đọc cuốn truyện và xem bộ phim hấp dẫn này!
Đoàn Thị Thu Ninh
Lớp Báo mạng điện tử K29
Học viện báo chí tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K29
Học viện báo chí tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận