Vụ việc sao kê các khoản chi tiền từ thiện dưới góc nhìn pháp luật

(Sóng trẻ) - Liên quan đến các vấn đề sao kê - tiền từ thiện của các nghệ sĩ mà công chúng đang đặc biệt quan tâm, tiến sĩ Luật Vũ Thị Hoà - phó trưởng khoa Đào tạo Luật sư Học viện Tư pháp đã có bài trả lời phỏng vấn xoay quanh vụ việc này

Tiến sĩ Luật, phó trưởng khoa Đào tạo Luật sư Học viện Tư pháp Vũ Thị Hoà.  (Ảnh nhân vật cung cấp)
Tiến sĩ Luật, phó trưởng khoa Đào tạo Luật sư Học viện Tư pháp Vũ Thị Hoà.  (Ảnh nhân vật cung cấp)

Thưa tiến sĩ, dư luận đang rất “nóng” trong việc yêu cầu nghệ sĩ phải sao kê, có đủ chứng từ từ ngân hàng để chứng minh họ đã chi số tiền mà các nhà hảo tâm đã đóng góp cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Vậy theo bà, ai có đủ thẩm quyền yêu cầu các nghệ sĩ phải sao kê số tiền này?


TS Vũ Thị Hoà: 

Theo tôi, chỉ những người đã gửi tiền cho các kệ sĩ đi làm từ thiện và những người yêu quý, những người hâm mộ đã gửi gắm lòng tin vào các nghệ sĩ thì họ lên tiếng nói nên các nghệ sĩ bắt buộc phải thực hiện những hoạt động sao kê công khai minh bạch số tiền đã nhận được và đồng thời giải ngân toàn bộ số tiền đó tới những người cần được cứu trợ, giúp đỡ.


Tiến sĩ có thể cho biết theo quy định của pháp luật để một bản sao kê được công nhận là rõ ràng, minh bạch thì cần những điều kiện gì?


TS Vũ Thị Hoà: 

Sao kê là bản sao chi tiết những phát sinh giao dịch từ tài khoản thanh toán từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hay cơ quan nào đó và những phát sinh giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động tiền vào, tiền ra của tài khoản đó. 


Bản sao kê này chỉ được thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản mà thôi. Và hiện nay có 2 hình thức sao kê là sao kê trực tuyến thông qua dịch vụ internet banking và sao kê trực tiếp, đó là yêu cầu của chủ tài khoản tới ngân hàng.


Bản sao kê phải có chứng thực của ngân hàng đối với những bản sao kê trực tiếp. Phải có dấu xác nhận của ngân hàng thì mới có giá trị pháp lý để mà bổ sung vào cái hồ sơ quản lý hành chính nào đó


Đối với những sao kê trực tuyến thông qua Internet Banking thì có thể tự kiểm tra tài khoản giao dịch của mình một cách nhanh chóng và chính xác và bản sao kê này chỉ có tính chất kiểm soát và tham khảo.


Một bản sao kê thông thường cung cấp các dữ liệu thông tin như các khoản chi tiêu, thanh toán hàng hoá dịch vụ, rút tiền ra hoặc gửi tiền vào thì tất cả các cái hoạt động này đều được ghi hết trong thông tin của tài khoản đó. Khi được yêu cầu sao kê thì tất cả các khoản sẽ được in và viết ra giấy có chứng thực thì đấy gọi là sao kê. Và phải đảm bảo được gửi trực tiếp, có dấu của ngân hàng và không được can thiệp với bất kỳ tác động nào thì đó được xác định là bản sao kê vững chắc.  


Nếu thật sự có tình trạng các nghệ sĩ sử dụng số tiền từ thiện của các nhà hảo tâm đóng góp không đúng mục đích hoặc sử dụng cho mục đích cá nhân thì những người thực hiện hành vi này sẽ bị xử lý ra sao?


TS Vũ Thị Hoà: 

Cho đến nay việc xử lý các trường hợp trên có thể tuỳ vào mức độ vi phạm.

Trước tiên cần phải tính toán giá trị tiền từ thiện bị sử dụng sai mục đích để tiến hành quy ra hành chính hay là hình sự.

 

Nếu thuộc tội hình sự thì có thể bị truy cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Luật hình sự cũng đã quy định rất rõ ràng, nếu các hành vi ăn chặn tiền mà đối tượng có thủ đoạn gian dối ngay từ đầu, đưa những thông tin không đúng sự thật để tạo lòng tin từ những người khác làm thiện nguyện tin là thật để quyên góp vào từ 2 triệu đồng trở lên sẽ bị xử lý hình sự. 


Nếu dưới 2 triệu và cái hành vi không gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm lần đầu thì sẽ chỉ bị xử lý hành chính. Trong trường hợp lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản thì chiếu theo điều 115 Bộ luật hình sự 2015 thì người vi phạm sẽ được xác định là phạm tội nếu họ từ thiện và sau đó nảy sinh ra ý định chiếm đoạt, không sử dụng 1 phần hoặc toàn bộ số tiền theo mục đích ban đầu thì tội Lợi dụng chiếm đoạt tài sản này phải có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên còn nếu dưới 4 triệu đồng chỉ xử lý hành chính. Luật quy định rõ ràng đối với các trường hợp như vậy

Tuy nhiên là nhà báo đã đưa tin về số tiền mà các nghệ sĩ nhận được từ các đợt kêu gọi thiện nguyện thì nó vượt xa cái số tiền sàn ban đầu của điều luật lên tới hàng chục, hàng trăm tỷ đồng thì nếu xác định được có hành vi không chuyển toàn bộ số tiền đó đến đúng đối tượng được cứu trợ thì chắc chắn là sẽ bị xử lý hình sự.

VTV cũng đã lên tiếng về vấn đề này (Nguồn: vtvgo)
VTV cũng đã lên tiếng về vấn đề này (Nguồn: vtvgo)


Thưa Tiến sĩ, liệu có phải các cơ quan có trách nhiệm đã vào cuộc quá muộn, thiếu sự chủ động trong việc điều tra vấn đề mà dư luận quan tâm liên quan đến việc sử dụng tiền từ thiện này hay không?


TS Vũ Thị Hoà: 

Thực ra để mà nói pháp luật không vào cuộc sớm thì trong trường hợp này tôi nghĩ rằng cũng chưa chính xác lắm. Tất cả các vấn đề cần có sự vào cuộc của cơ quan chức năng phải bắt nguồn từ sự phản ánh của chính người bị hại. Và ở trong trường hợp này những người đã gửi tiền cho các nghệ sĩ cho rằng số tiền họ gửi đến mà bị các nghệ sĩ này họ chiếm đoạt, không chuyển đến những người có hoàn cảnh khó khăn, phản ánh rõ ràng đến với cơ quan chức năng thì lúc này pháp luật mới vào cuộc. 

Ở trong trường hợp này, pháp luật bảo vệ cho những người có quyền sở hữu bị xâm hại khi họ thực hiện quyền tự định đoạt của họ, họ khẳng định quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại dưới hình thức luật hình sự hoặc dân sự thì khi đó cơ quan tòa án hoặc là cơ quan công an mới vào cuộc để giải quyết. Còn trong trường hợp như dư luận, báo chí đưa ra vấn đề thì mới chỉ dừng lại ở những vấn đề trao đổi tranh cãi ở trên mạng, đưa ra những các quan điểm các cơ quan pháp luật chưa có động thái nào để xử lý được đối với hai phe ở hai đầu cầu mâu thuẫn.

Cho nên một khi đã có yêu cầu của người bị ảnh hưởng bị tác động bởi các nguồn thông tin như vậy họ có yêu cầu thì khi đó cơ quan nhà nước cũng như là cơ quan có thẩm quyền mới sử dụng pháp luật để vào cuộc 

Còn báo chí chỉ có nhiệm vụ đưa ra các luồng thông điệp, những thông tin và gợi mở những vấn đề xã hội chứ chưa có chức năng để có thể giải quyết các vấn đề trong vòng pháp luật.

Thưa Tiến sĩ, từ những ồn ào vừa qua trong hoạt động từ thiện của các nghệ sĩ, có thể thấy vẫn còn thấy những lỗ hổng pháp lý trong việc quản lý hoạt động từ thiện. Bà có thể cho biết thêm ý kiến của mình về vấn đề này?


TS Vũ Thị Hoà: 

Theo Nghị định số 64 về nguyên tắc từ thiện, nghị định chỉ quy định về việc quản lý các quỹ từ thiện xã hội, còn các hoạt động tự phát của các cá nhân hay nghệ sĩ thì nhà nước chỉ khuyến khích các hoạt động từ thiện và cũng không có quy định, chế tài nào rõ ràng. 


Cho nên, hiện nay, chúng ta cần phải xây dựng một quy chế về đạo đức nghề nghiệp nghệ sĩ, trong đó có việc dùng sức ảnh hưởng, sự uy tín của mình để kêu gọi từ thiện. Để đảm bảo sự uy tín đó thì nghệ sĩ không được làm những chuyện trái với đạo đức, không đảm bảo quy tắc công khai minh bạch nếu không sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của giới nghệ sĩ. 


Bên cạnh đó, pháp luật phải có những quy định chặt chẽ hơn. Không thể bất cứ lúc nào cũng lợi dụng ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, sức ảnh hưởng để gây quỹ rồi không biết thu chi ra sao. Ngoài những quy định về đạo đức nghề nghiệp của nghệ sĩ thì còn phải có những văn bản quy phạm pháp luật để làm rõ ràng hơn về vấn đề này.

untitled.gif

Thuỷ Tiên là cái tên được nhắc đến nhiều trong những ồn ào vừa qua. (Nguồn: Internet)

Theo tiến sĩ, các nghệ sĩ nên làm như thế nào để việc làm từ thiện diễn ra thuận lợi hơn và tránh được những ồn ào không đáng có?


TS Vũ Thị Hoà: 

Đối với việc thiện nguyện, không chỉ là nghệ sĩ, mà các cá nhân hay cơ quan tổ chức nào làm công tác này đều phải đảm bảo tính công khai và minh bạch. Thu, chi đúng đối tượng, nhận niềm tin và gửi đúng địa chỉ. Sau đó những hoạt động mua bán đều phải có chứng tờ đầy đủ để đảm bảo đúng yêu cầu trao và nhận niềm tin. 

Vâng, rất cảm ơn Tiến sĩ về những chia sẻ vừa qua.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN