5 “bí kíp” bỏ túi của sinh viên mỗi mùa ôn thi

(Sóng trẻ) - Tháng 5 là thời điểm thi hết học kỳ của sinh viên nhiều trường Đại học. Đã có rất nhiều cách mà các bạn sinh viên tự ôn tập cho mình trước “giờ G”….

Cứ mỗi đợt thi hết học kì là các bạn sinh viên lại tự ôn luyện cho mình để có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi. Có những bạn ôn thi rất “nhàn” trong khi có những bạn lại rất khổ sở, mất ăn, mất ngủ,…thậm chí là ngất xỉu vì kiệt sức. Người ta thường nói “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” quả không sai. Để “đối phó” với kỳ thi sắp đến gần các bạn sinh viên đã trang bị cho mình những phương pháp riêng.

cac5b1c62_anh_1.jpg
Ôn thi (ảnh minh họa)

1. Ôn thi theo kiểu truyền thống: Học thuộc lòng  

“Cần cù bù thông minh”, chăm chỉ luôn là đức tính tốt cho các bạn sinh viên trong thời điểm này. Đặc biệt là những bạn sinh viên năm nhất vẫn quen lối học của học sinh THPT, học thuộc làu làu một cuốn sách dày. Bạn Lưu Thị Loan – Sinh viên trường ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn chia sẻ: “Lần thi học kỳ này em rất lo lắng vì khối lượng kiến thức nhiều, môn thi lại khó, nhiều trình, em đang cố gắng học thuộc để có thể làm bài thi thật tốt”. Cách học thuộc 100% những gì có trong sách vở thật sự là một “vấn đề” đau đầu của rất nhiều sinh viên. Vì nội dung thi là toàn bộ những gì đã học nên chẳng thể bỏ sót phần kiến thức nào. Cách học như vậy không những không đem lại hiệu quả mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Nếu cứ ngồi “tụng kinh” hết một cuốn sách thì không ai có đủ kiên nhẫn để làm. Cũng chính vì vậy mà nhiều người đã có cách học khác nài cách học truyền thống này.

cac5b1c62_anh_2.jpg
Ôn thi ngày đêm (ảnh minh họa)

2. Tiếp thu và tích lũy kiến thức dần trong quá trình học

Đây là được coi là cách học và ôn thi hiệu quả nhất cho những ai chăm chỉ và không muốn phải căng thẳng, mệt mỏi trong mỗi kỳ thi. Để có thể thực hiện được phương pháp này thì trong quá trình học bạn không chỉ đơn thuần là nghe những kiến thức thầy, cô truyền đạt lại mà cần hiểu bản chất của vấn đề là gì, đọc thêm nhiều tài liệu, nghiên cứu thực tế,…Đặc biệt là tích lũy dần dần trong quá trình học để đến khi thi chúng ta chỉ việc tổng hợp lại theo hệ thống là xong. Và việc ôn thi lúc đó cũng trở nên đơn giản hơn. Cách học này được khá nhiều bạn theo khối tự nhiên áp dụng trong quá trình học. 

3. Lập sơ đồ tư duy

Hiện nay, sơ đồ tư duy không còn là quá xa lạ đối với học sinh và sinh viên. Đó là một cách rất tốt để hệ thống và sơ đồ hóa kiến thức sao cho dễ nhớ và dễ học. Bằng các kí hiệu, kí tự, màu sắc,…bạn có thể hệ thống mỗi bài, mỗi chương theo sơ đồ tư duy. Điều quan trọng khi lập sơ đồ tư duy là bạn phải có kỹ năng khái quát, tổng hợp, phân tích, hiểu bản chất vấn đề. Với cách này khi vào phòng thi các bạn chỉ việc phác thảo những ý cơ bản là có thể làm được bài. Bạn Vũ Thị Nga – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Một sinh viên nhiều học kỳ liền đạt học bổng của trường đã chia sẻ về cách học này: “Mình thấy học và ôn thi theo sơ đồ tư duy rất có hiệu quả. Các bạn không chỉ tiếp thu được kiến thức một cách nhanh chóng mà còn rất hệ thống và khoa học. Nhờ vào cách này mà mình không bị bỏ sót ý trong quá trình làm bài thi và có một kết quả thi rất tốt”. 

cac5b1c62_anh_3.jpg
Sơ đồ tư duy

4. Tóm tắt kiến thức thành những ý chính cho dễ nhớ 

Cách này vô cùng đơn giản. Thay vì việc học cả một quyển sách dày cộp, và “bơi” trong một đống kiến thức bạn nên tập cho mình thói quen tóm tắt chúng thành những ý chính sau mỗi lần đọc. Những ý chính đó ta gọi là một “khung xương” và công việc sau cùng khi làm bài là đắp thịt vào “khung xương” đó. Để có được “thịt” chúng ta cần chịu khó đọc, thu thập thêm tài liệu.

cac5b1c62_anh_4.jpg
Sinh viên tóm tắt kiến thức thành những ý chính cho dễ học

Bạn Đỗ Hoài Nam – Sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền khá hào hứng khi nói về cách học của mình: “Khi ôn thi mình thường đọc qua một lần, sau đó viết ra giấy những ý chính thật ngắn gọn xem có bao nhiêu phần. Mình cố hình dung lại kiến thức, chỗ nào không nhớ thì xem lại. Cuối cùng là gắn kết những gì nhớ được để hoàn chỉnh kiến thức”. 

5. Làm đề cương chi tiết

Đây là cách làm khá truyền thống của bất kỳ học sinh, sinh viên nào vào mỗi mùa thi. Tuy nhiên hiện nay nhiều sinh viên quen dựa dẫm, ỷ lại vào những đề cương của những anh chị đi trước đã làm hoặc những bộ đề cương có bán sẵn ở những quán photo mà không chịu làm đề cương. Chính điều này đã dẫn đến hậu quả không hề nhỏ trong quá trình thi cử. Nhiều bạn không hiểu bản chất những vấn đề của môn học, viết sai những khái niệm cơ bản nhất và tai hại hơn là dịch sai từ viết tắt trong đề cương gây ra những câu chuyện dở khóc dở cười cho người dạy và người chấm. Không chỉ vậy những đề cương sẵn đó còn tạo ra một thói quen xấu cho sinh viên làm cho họ trở nên thụ động, dựa dẫm, lười nhác, không chịu làm việc, há miệng chờ sung. Để tránh được những điều tai hại nói trên mỗi bạn khi nhận được câu hỏi từ giáo viên bộ môn thì nên chủ động làm một bản đề cương chi tiết của riêng mình. Làm như vậy cũng chính là một lần bạn hệ thống lại kiến thức và là một lần học. Nó sẽ giúp cho bạn hiểu vấn đề hơn và cứu cánh cho bạn khỏi tình trạng “học mà không biết mình học gì”. 

cac5b1c62_anh_5.jpg
Chăm chỉ làm đề cương sẽ giúp bạn đạt được kết quả cao trong nhiều kỳ thi

Tóm lại, để có được kết quả học tập tốt, mỗi bạn hãy tự trang bị cho mình một phương pháp ôn thi hiệu quả. 

Lê Thị Kim Hoa 
Báo mạng điện tử 32
Ảnh: nguồn Internet

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN