Báo chí chính thống phải thực sự bổ ích
(Sóng trẻ) - Tại sao viết cho nhân dân, viết cho công chúng mà nhân dân, công chúng không đọc? Báo Đảng tại sao lại cạnh tranh với nhau? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo báo chí?... Hàng loạt câu hỏi đã được giải đáp tại Hội thảo “Đào tạo và bồi dưỡng báo chí kinh nghiệm từ Việt Nam và Lào”.
Sáng ngày 28/10, tại Hội trường tầng 10.A1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã diễn ra Hội thảo “Đào tạo và bồi dưỡng báo chí kinh nghiệm từ Việt Nam và Lào”. Hội thảo có sự tham dự của các nhà báo, nhà nghiên cứu, cán bộ, giảng viên, học viên báo chí đến từ hai đoàn đại biểu Việt Nam và Lào. Đoàn Chủ tịch gồm 2 thành viên là PGS.TS Trương Ngọc Nam – Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam và ông Vi Lay Thong Si Xa Non – Viện trưởng Viện Thông tin Văn hóa và Du lịch Lào.
Đoàn Chủ tịch
Ban Thư ký
Báo chí chính thống phải thực sự bổ ích
Nhiều tham luận có cùng quan điểm rằng báo chí đang gặp nhiều vấn đề nan giải, báo chính thống đang có nguy cơ mất độc giả nếu không có đổi mới. Và sở dĩ công chúng tìm đến những thông tin không chính thống vì thông tin trên báo chính thống không đáp ứng được nhu cầu của độc giả. PGS.TS Nguyễn Văn Dững đặt ra câu hỏi “Tại sao viết cho nhân dân mà nhân dân không đọc?” Một thực trạng đáng buồn là công chúng ít quan tâm đến loại báo bao cấp.
Giải pháp cho tình trạng trên là sản phẩm báo chí chính thống phải thực sự bổ ích. PGS.TS Nguyễn Văn Dững so sánh thú vị “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi bề”. Công chúng chỉ không tìm đến những thông tin phi chính thống khi thông tin chính thống thuyết phục họ. Còn báo chính thống mà không thuyết phục được độc giả thì coi như thất bại.
“Báo chí thời buổi kinh tế thị trường thì sản phẩm báo chí cũng phải là một sản phẩm hàng hóa. Người ta cần người ta mới mua. Xu hướng trong thời gian tới là giảm báo bao cấp” PGS.TS Nguyễn Văn Dững nhấn mạnh.
PGS Phạm Xuân Sơn phát biểu ý kiến
Để ngăn chặn những thông tin sai lệch, xuyên tạc, phi chính thống PGS.TS Phạm Minh Sơn đưa ra giải pháp là cần quan tâm hơn nữa đến báo chí quốc tế và đối nại. PGS nhấn mạnh tầm quan trọng của báo chí quốc tế và khẳng định, vấn đề này cả hai nước còn yếu, đặc biệt là nước bạn Lào.
Nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học
Nhiều bản tham luận nhất trí rằng, công tác báo chí đóng vai trò rất quan trọng đối với nền báo chí. Tuy nhiên hiện nay công tác đào tạo báo chí vẫn còn nhiều mảng yếu và thiếu. Giáo dục Việt Nam đang đi ngược với nhiều nước phát triển trên thế giới. Việt Nam và Lào cần phải tăng cường đổi mới giáo dục. Trước đây chúng ta thường lấy lý thuyết để đánh giá nay chúng ta cần thay đổi là lấy thực hành để đánh giá sinh viên học viên.
Hội thảo nhận được nhiều bản tham luận đến từ hai đoàn
Để đào tạo ra đội ngũ những người làm báo tốt thì giảng viên báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng. Giảng viên báo chí nhận trong mình nhiều trách nhiệm, vừa là một nhà báo, vừa là một nhà giáo lại là một nhà khoa học. Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những cơ sở đầu ngành về đào tạo báo chí, nhiều năm qua đội ngũ giảng viên của Học viện không những góp phần đào tạo báo chí trong nước mà còn đào tạo cho nước bạn Lào. Sắp tới, Học viện có kế hoạch đào tạo cử nhân văn bằng 2 cho sinh viên Lào ngay tại đất Lào, nài ra Học viện cũng sẽ tổ chức các buổi đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ lý luận và nghiệp vụ cho đội ngũ những người đang làm báo ở Lào.
Ông Vi Lay Thong Si Xa Non nhất trí với các đề xuất của Học viện và nói vui bằng một câu tục ngữ Lào rằng "Ăn cơm ai thì nghe lời người đấy."
Quang Đức
Báo mạng điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận