Bầu chọn cho vịnh Hạ Long: Đừng “ăn xổi”
(Sóng Trẻ) - Hoạt động bầu chọn cho vịnh Hạ Long diễn ra trong thời gian dài chứng tỏ quyết tâm của Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh ra với thế giới. Bên cạnh những hiệu quả to lớn mà hoạt động này đem lại, còn có những vấn đề mà chúng ta cần phải cân nhắc để hướng tới lợi ích lâu dài.
Hiệu quả quảng bá
Ở Việt Nam, cuộc vận động bầu chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới được phát động từ năm 2008. Sau gần 4 năm, kết quả thu được đã giúp vịnh Hạ Long bước vào vòng chung kết cùng với 27 đối thủ đến từ khắp các khu vực trên thế giới.
Lúc này là giai đoạn nước rút để đưa vịnh Hạ Long lọt vào top 7, bởi vậy các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức trong và nài nước đã tốn khá nhiều công sức và tiền bạc cho hoạt động này: quảng cáo trên truyền hình, báo chí; vận động học sinh, sinh viên, du khách nước nài, Việt kiều; cử tình nguyện viên hướng dẫn người dân; hợp tác với Hàn Quốc cùng bầu chọn cho vịnh Hạ Long và đảo Jeju (HQ)…
Bộ Nại giao cũng vào cuộc (nguồn: Internet)
Dù trước đó đã có không ít những tranh cãi về tính khách quan cũng như cơ sở khoa học trong cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới (New 7 Wonders of the World) do tổ chức New Open World (NOW) khởi xướng. Nhưng với lễ công bố 7 kỳ quan mới (Lisbon, Bồ Đào Nha) được tổ chức hoành tráng không kém gì lễ khai mạc Olympic, có thể thấy, hoạt động này của NOW đã ít nhiều gây được tiếng vang.
Sẽ thực sự vinh dự nếu như vịnh Hạ Long của Việt Nam được xướng tên tại lễ công bố 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới (New 7 Wonders of Nature) cũng do NOW tổ chức vào ngày 11/11 tới đây. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, đồng thời làm dấy lên lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân.
Anthony Monk (24 tuổi, người Anh) cho biết: “Tôi chưa đến vịnh Hạ Long bao giờ nhưng có biết qua mấy trang du lịch và clip giới thiệu. Tôi đã xem qua và khá ấn tượng với nơi đó”.
Theo NOW, “lá phiếu” chỉ hợp lệ khi chọn đủ 7 địa danh. Như vậy, ở Việt Nam, những người tham gia nài chọn vịnh Hạ Long thì phải bỏ phiếu cho 6 cái tên nữa. Vì thế, xuất hiện hiện tượng “chọn bừa”, chỉ chọn những ứng viên ít có khả năng cạnh tranh hơn, khiến sự công bằng không được đảm bảo. Phần lớn trong số đó không hề nghĩ vai trò của mình ở tầm “thế giới”, đó là chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên xứng đáng của nhân loại để danh hiệu này có thể tồn tại lâu dài.
Hơn nữa, cần nhiều hơn những hành động chứng minh vì sao vịnh Hạ Long xứng đáng được chọn, giúp người dân hiểu rõ hơn về các địa danh trên thế giới và tự họ cân nhắc chọn lựa nơi mình cho là đẹp nhất. Nhất là đối với khách du lịch nước nài đến Việt Nam, những người đi nhiều nơi, biết tiếng Anh và biết sử dụng các thiết bị công nghệ, không thể để vì họ nể nên mới bầu chọn mà phải khiến họ thấy chọn vịnh Hạ Long là đúng đắn. Có như vậy việc quảng bá mới thực sự đem lại hiệu quả.
Thế nào cho xứng danh “kỳ quan”
Quảng Ninh là tỉnh có rất nhiều mỏ than hoạt động, nhiều tàu bè qua lại các cảng, vịnh, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản phát triển, du lịch phát triển… chính điều đó đã dẫn đến hệ quả là môi trường bị đe dọa, đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long.
Rác trên vịnh khá nhiều (nguồn: Internet)
M. Bebell (Canada) cho biết rằng: “Tôi từng đến vịnh Hạ Long năm 2009 và thấy nơi đây khá sôi động, tàu thuyền nhộn nhịp, tuy nhiên vẫn thấy có rác ở các hang động, túi nilon, giấy báo nổi trên biển.”
Nước thải, đất bùn thải từ hoạt động khai thác mỏ đổ ra vịnh chưa được xử lí triệt để, các dự án lấn biển đe dọa đến vùng di sản, rừng ngập mặn bị phá bỏ, rác thải sinh hoạt trôi trên biển, hiện tượng các thạch nhũ bị bẻ, viết vẽ bậy lên các hang động… Trong khi đó, giải quyết như thế nào và đạt kết quả gì lại ít được đề cập đến, không ai biết sau mấy năm vận động bầu chọn, cảnh quan của vịnh Hạ Long thay đổi ra sao.
Nếu như vịnh Hạ Long được chọn trong những hành vi này vẫn còn tồn tại thì chắc chắn du khách khi đến đây sẽ không khỏi thất vọng với cái danh “kỳ quan thế giới”. Đem khách du lịch đến với mình là một việc khó, nhưng giữ được họ còn khó hơn nhiều.
* “Bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới” là một cuộc bình chọn do tổ chức New Open World (NOWC) – một tổ chức tư nhân có trụ sở tại Thụy Sĩ, do tỉ phú người Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành, đứng ra phát động ngay sau khi kết thúc cuộc bình chọn Bảy kỳ quan thế giới mới.. Tiêu chí được đưa ra là những danh thắng tự nhiên, không phải do con người tạo ra và không bị con người can thiệp vào một cách đáng kể. Tuy nhiên, tổ chức này không liên quan đến UNESCO và kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận
Cách thức bầu chọn: Qua trang web www.new7wonders.com và điện thoại di động (SMS)
Mỗi địa danh tham gia phải có một ủy ban hỗ trợ chính thức, có đủ tư cách pháp lý, phải ký hợp đồng và được NOW chấp thuận, mỗi tháng nộp lệ phí 5000 USD
Hiệu quả quảng bá
Ở Việt Nam, cuộc vận động bầu chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới được phát động từ năm 2008. Sau gần 4 năm, kết quả thu được đã giúp vịnh Hạ Long bước vào vòng chung kết cùng với 27 đối thủ đến từ khắp các khu vực trên thế giới.
Lúc này là giai đoạn nước rút để đưa vịnh Hạ Long lọt vào top 7, bởi vậy các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức trong và nài nước đã tốn khá nhiều công sức và tiền bạc cho hoạt động này: quảng cáo trên truyền hình, báo chí; vận động học sinh, sinh viên, du khách nước nài, Việt kiều; cử tình nguyện viên hướng dẫn người dân; hợp tác với Hàn Quốc cùng bầu chọn cho vịnh Hạ Long và đảo Jeju (HQ)…
Bộ Nại giao cũng vào cuộc (nguồn: Internet)
Dù trước đó đã có không ít những tranh cãi về tính khách quan cũng như cơ sở khoa học trong cuộc bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới (New 7 Wonders of the World) do tổ chức New Open World (NOW) khởi xướng. Nhưng với lễ công bố 7 kỳ quan mới (Lisbon, Bồ Đào Nha) được tổ chức hoành tráng không kém gì lễ khai mạc Olympic, có thể thấy, hoạt động này của NOW đã ít nhiều gây được tiếng vang.
Sẽ thực sự vinh dự nếu như vịnh Hạ Long của Việt Nam được xướng tên tại lễ công bố 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới (New 7 Wonders of Nature) cũng do NOW tổ chức vào ngày 11/11 tới đây. Điều đó sẽ góp phần không nhỏ giúp quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới, đồng thời làm dấy lên lòng tự hào dân tộc trong mỗi người dân.
Anthony Monk (24 tuổi, người Anh) cho biết: “Tôi chưa đến vịnh Hạ Long bao giờ nhưng có biết qua mấy trang du lịch và clip giới thiệu. Tôi đã xem qua và khá ấn tượng với nơi đó”.
Theo NOW, “lá phiếu” chỉ hợp lệ khi chọn đủ 7 địa danh. Như vậy, ở Việt Nam, những người tham gia nài chọn vịnh Hạ Long thì phải bỏ phiếu cho 6 cái tên nữa. Vì thế, xuất hiện hiện tượng “chọn bừa”, chỉ chọn những ứng viên ít có khả năng cạnh tranh hơn, khiến sự công bằng không được đảm bảo. Phần lớn trong số đó không hề nghĩ vai trò của mình ở tầm “thế giới”, đó là chọn ra 7 kỳ quan thiên nhiên xứng đáng của nhân loại để danh hiệu này có thể tồn tại lâu dài.
Hơn nữa, cần nhiều hơn những hành động chứng minh vì sao vịnh Hạ Long xứng đáng được chọn, giúp người dân hiểu rõ hơn về các địa danh trên thế giới và tự họ cân nhắc chọn lựa nơi mình cho là đẹp nhất. Nhất là đối với khách du lịch nước nài đến Việt Nam, những người đi nhiều nơi, biết tiếng Anh và biết sử dụng các thiết bị công nghệ, không thể để vì họ nể nên mới bầu chọn mà phải khiến họ thấy chọn vịnh Hạ Long là đúng đắn. Có như vậy việc quảng bá mới thực sự đem lại hiệu quả.
Thế nào cho xứng danh “kỳ quan”
Quảng Ninh là tỉnh có rất nhiều mỏ than hoạt động, nhiều tàu bè qua lại các cảng, vịnh, hoạt động nuôi trồng thủy hải sản phát triển, du lịch phát triển… chính điều đó đã dẫn đến hệ quả là môi trường bị đe dọa, đặc biệt là khu vực vịnh Hạ Long.
Rác trên vịnh khá nhiều (nguồn: Internet)
M. Bebell (Canada) cho biết rằng: “Tôi từng đến vịnh Hạ Long năm 2009 và thấy nơi đây khá sôi động, tàu thuyền nhộn nhịp, tuy nhiên vẫn thấy có rác ở các hang động, túi nilon, giấy báo nổi trên biển.”
Nước thải, đất bùn thải từ hoạt động khai thác mỏ đổ ra vịnh chưa được xử lí triệt để, các dự án lấn biển đe dọa đến vùng di sản, rừng ngập mặn bị phá bỏ, rác thải sinh hoạt trôi trên biển, hiện tượng các thạch nhũ bị bẻ, viết vẽ bậy lên các hang động… Trong khi đó, giải quyết như thế nào và đạt kết quả gì lại ít được đề cập đến, không ai biết sau mấy năm vận động bầu chọn, cảnh quan của vịnh Hạ Long thay đổi ra sao.
Nếu như vịnh Hạ Long được chọn trong những hành vi này vẫn còn tồn tại thì chắc chắn du khách khi đến đây sẽ không khỏi thất vọng với cái danh “kỳ quan thế giới”. Đem khách du lịch đến với mình là một việc khó, nhưng giữ được họ còn khó hơn nhiều.
* “Bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới” là một cuộc bình chọn do tổ chức New Open World (NOWC) – một tổ chức tư nhân có trụ sở tại Thụy Sĩ, do tỉ phú người Thụy Sĩ Bernard Weber điều hành, đứng ra phát động ngay sau khi kết thúc cuộc bình chọn Bảy kỳ quan thế giới mới.. Tiêu chí được đưa ra là những danh thắng tự nhiên, không phải do con người tạo ra và không bị con người can thiệp vào một cách đáng kể. Tuy nhiên, tổ chức này không liên quan đến UNESCO và kết quả 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận
Cách thức bầu chọn: Qua trang web www.new7wonders.com và điện thoại di động (SMS)
Mỗi địa danh tham gia phải có một ủy ban hỗ trợ chính thức, có đủ tư cách pháp lý, phải ký hợp đồng và được NOW chấp thuận, mỗi tháng nộp lệ phí 5000 USD
Ngọc Anh - Thu Giang - Ngọc Linh – Hạnh – Lê Tuấn
Lớp Báo mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử K29
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận