Bệnh ung thư – Nỗi đau không của riêng ai

(Sóng trẻ) – Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả họ đều có điểm chung phải điều trị tại bệnh viện K3 cơ sở Tân Triều vì căn bệnh quái ác mang tên ung thư.

Nỗi buồn từ căn bệnh ung thư

Căn phòng số 1 của khu nhà cư trú bệnh viện K3 cơ sở Tân Triều là nơi ở của hơn 20 bệnh nhân đang trong quá trình điều trị. Họ đến từ nhiều địa phương với hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi mọi tài sản, tiền bạc đều ra đi vì căn bệnh ung thư. Mỗi người phải điều trị những căn bệnh ung thư khác nhau, nhưng họ vẫn yêu thương và động viên nhau với hy vọng căn bệnh của mình sẽ được chữa khỏi.

Chị Nguyễn Thị Đào – 50 tuổi suốt mấy tháng nay phải từ bỏ công việc đồng áng để lo cho người chồng đang điều trị ung thư. Chồng chị - anh Trần Đình Khôi mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Tốn gần 200 triệu chạy chữa nhưng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Hiện tại, bệnh ung thư của anh đã di căn sang thực quản, hai dây thanh quản và màng phổi. Toàn bộ chi phí điều trị của anh, chị phải phụ thuộc vào số tiền người con trai làm công nhân tự do với một đứa con nhỏ ở quê gửi lên.

711a0f841_i_6792.jpg

Anh Khôi đang điều trị căn bệnh ung thư phổi tại bệnh viện K3 cơ sở Tân Triều 

"Chồng chị đã trải qua đợt hóa trị lần thứ 4 với 10 mũi xạ trị. Bây giờ kéo dài được ngày nào hay ngày đấy chứ không hy vọng bệnh lành hẳn. Hôm trước, chồng chị có bảo về nhà uống thuốc Nam chứ chữa chỉ thêm khổ mà bệnh cũng không lành",  giọng chị buồn buồn khi nói về tình trạng bệnh của chồng mình. Và cũng vì quá khó khăn mà vợ chồng chị chỉ dám thuê một cái giường nhỏ với giá 15.000 đồng/ngày/đêm để ở tạm trong quá trình điều trị.

Hoàn cảnh cũng không khá hơn gia đình chị Đào, bà Hồ Thị Chuyên phải lặn lội một mình từ Nghệ An ra Hà Nội điều trị. Người con đi làm xa, chồng bà ở nhà cũng mắc bệnh tiểu đường biến chứng gan nhiễm mỡ. Bà kể, đợt đấy bà đi làm muối cảm thấy cái tay mỏi nhừ và khi sờ vú có cảm giác xơ xơ ở đằng nài thì mới đi khám. Qua nhiều lần khám tổng thể, bệnh viện kết luận bà bị ung thư vú giai đoạn 2 và từ thời điểm đó bà phải một mình chống chọi với căn bệnh này. Đến nay bà đã trải qua 8 đợt hóa chất với 3 mũi xạ trị. 

Số tiền dành dụm cả đời đi làm bà tiêu tốn để chữa bệnh, bà nói : "Tiền xưa nay làm được thì bỏ ra để điều trị. Giờ bệnh tật thì có tiền thì chữa, hết tiền thì bán vàng hết vàng nữa thì chết". Đó cũng chính là hoàn cảnh chung của các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện K3 cơ sở Tân Triều. Hoàn cảnh của họ vốn khó khăn nay lại càng éo le hơn do chính căn bệnh họ mắc phải.

711a0f841_i_4224.jpg

Giọt nước mắt của bà Chuyên khi nhắc về hoàn cảnh của mình

Đang lắng nghe câu chuyện của bà Chuyên, giường bên cạnh, bà Hà Thị Quy – quê ở Cao Bằng vừa tìm phiếu cơm trong đống thẻ bệnh nhân, thẻ hóa chất, thẻ xạ trị,… vừa nói sang : "Tóc tôi bây giờ mới mọc. Đây là các loại thẻ liên quan đến căn bệnh ung thư của tôi. Tôi cũng chỉ mong không phải dùng mấy cái thẻ này nữa để về nhà làm việc gì đó có ích cho gia đình. Bao giờ mới hết cái thẻ này để về với gia đình đây", bà thở dài khi nhắc về căn bệnh của mình.

"Con ước được về nhà đi học với các bạn"

Đó là một trong những mong muốn của rất nhiều em nhỏ đang điều trị tại khoa Nhi – Bệnh viện K3 Tân Triều. Không hề hay biết sự tồn tại của căn bệnh ung thư, các em vẫn cười đùa, hồn nhiên trong khuôn viên bệnh viện. Em Hoàng Phương Thanh mới 6 tuổi nhưng phải chịu nhiều đau đớn khi mang trong mình căn bệnh ung thư máu giai đoạn cuối. Em khao khát được đi học bởi suốt 2 năm qua em luôn phải nằm trong bệnh viện với thuốc và ống chuyền.

Chị Trần Thị Duyến – mẹ cháu Thanh, chia sẻ : "Suốt 2 năm phải theo con đi chữa bệnh, bố cháu còn phải ở nhà chăm bà nội liệt nửa người. Những đêm con đau quá, kêu bố mẹ ơi cứu con thì chỉ biết ngồi bóp cho con đỡ đau và ôm con mà khóc mà thôi".

711a0f841_i_4278.jpg

Cháu Thanh hồn nhiên cùng các bạn trong bệnh viện 

Khi được hỏi về ước mơ của mình, Thanh nở nụ cười hồn nhiên đáp : "Con muốn được về nhà đi học với các bạn".
Sự đau đớn của bệnh tật cũng không thể chiến thắng được tâm hồn và suy nghĩ ngây thơ trong sáng của các em. Có thể nói rằng, chính sự hồn nhiên của các em đã xóa tan không khí ảm đảm và lạnh lẽo hành lang bệnh viện.

Niềm vui xen lẫn trong nỗi buồn bệnh tật

Những tưởng trong căn phòng chật hẹp, nỗi buồn bệnh tật sẽ bủa vây cả không gian. Nhưng không, ở đó vẫn có tiếng cười của sự quan tâm, động viên từ các đồng bệnh và các tấm lòng từ thiện. Không khuất phục trước khó khăn, họ luôn cố gắng điều trị với hy vọng một ngày nào đó căn bệnh ung thư sẽ được chữa khỏi. Khi được hỏi về niềm vui để xua tan cảm giác mệt mỏi, đau đớn của bệnh tật, mọi người ai cũng nở nụ cười nhìn nhau vui vẻ. 

711a0f841_i_4273.jpg

Món quà sẻ chia từ các tấm lòng từ thiện đến các bệnh nhân ung thư

"Cái nhất khi ở đây là mọi người rất quan tâm lẫn nhau, cả phòng yêu thương nhau, các bác sĩ tận tình giúp đỡ trong điều trị", bà Quy vừa cười vừa lấy tay gạt đi những giọt nước mắt lăn dài trên má.

Nỗi buồn của hầu hết các bệnh nhân ở đây là phải xa người thân và phải sống trong suy nghĩ chính mình là gánh nặng cho gia đình. Chính vì vậy, để giải tỏa tinh thần và có động lực để tiếp tục điều trị mỗi khi có chương trình ca nhạc của đoàn từ thiện, cả phòng bệnh luôn rủ nhau đi xem cho thoải mái tinh thần.

711a0f841_i_6812.jpg

Niềm vui giản đơn của các bệnh nhân ung thư

Niềm động viên tinh thần nài sự yêu thương quan tâm đến từ những đồng bệnh với nhau, họ còn nhận được sự sẻ chia từ những tấm lòng từ thiện. Chính món quà từ vật chất và tinh thần của các tấm lòng hảo tâm là sự động viên to lớn để họ vượt qua khó khăn, chiến thắng bệnh tật.

Dương Lan 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN