Biển hát
(Sóng trẻ) - Một ngày mùa hè năm 1998, ông nội tôi cùng mấy người trong
đoàn lại bắt đầu nhổ neo chuẩn bị cho một chuyến đi mới, một chuyến đi
biển xa bờ như bao chuyến đi khác, nhưng có ai ngờ rằng đó cũng là
chuyến đi cuối cùng của ông tôi...
Biển đã vĩnh viễn giữ ông lại trong thẳm sâu lòng mình. Ông đã ở lại hòa vào trong cái mặn mòi của biển cả bao la. Bà nội tôi bảo: “Ông yêu biển và biển cũng yêu ông. Họ đã hòa làm một rồi đó con ạ…”
Thuở nhỏ, chiều chiều tôi vẫn theo bà ra bãi cát, nơi rừng phi lao vắng bóng người, ngồi ngắm sóng biển. Vốn là một đứa trẻ tinh nghịch nên tôi không ngồi yên một chỗ được lâu, chốc chốc lại chạy nhảy tung tăng trên nền cát mát lạnh, đùa nghịch theo những con sóng vỗ vào bờ. Trong lúc tôi mải rượt theo những cơn gió biển tinh nghịch thì bà vẫn ngồi lặng lẽ, mắt nhìn xa xăm. Dường như bà đang tìm kiếm một điều gì đó nơi những con sóng bạc đầu đang lan dần theo bãi cát. Đôi khi bà kéo tôi vào lòng, mắt như chợt sáng lên: “Cháu nghe thấy gì không?… Ông đang nói chuyện với bà cháu mình đó… Ông đang trò chuyện với bà bằng lời của biển…”. Tôi lắng tai nghe, áp tai mình xuống nền cát biển mà chẳng nghe được gì nài tiếng ì oạp của sóng biển….
Là con cả trong nhà nhưng bố tôi không theo nghề của ông. Bố thi đỗ tú tài rồi đi làm công chức. Nhưng kì lạ thay, dù không ngày ngày gắn bó với biển bằng những chuyến ra khơi như ông nội nhưng bố tôi cũng rất yêu biển. Mấy lần chuyển nhà, bố tôi đều nhất quyết chọn nơi gần biển để ngày ngày được nhìn thấy sóng biển, cảm nhận từng luồng gió mát lành như mang cả cái mặn mòi của biển cả. Mẹ tôi bảo: “Bố mày nghiện tiếng sóng”.
Cũng phải thôi, bố tôi lớn lên không chỉ trong vòng tay ấm áp của bà mà còn trong cả lời ru êm đềm của biển. Biển như chiếc nôi lớn ru bố vào những giấc mơ lấp lánh ánh sao của tuổi thơ. Và vì vậy, dù không nối nghiệp ông nội đi biển, không có những chuyến đi vùng vẫy cùng sóng biển nhưng bố tôi đã coi biển như một phần của cuộc sống. Có lần nhận nhiệm vụ công tác ở một tỉnh trên miền núi, mới hai ngày ông đã quay về bảo: “Nhớ biển quá! Đêm thiếu tiếng sóng không ngủ được…” Mẹ tôi nguýt dài: “Vớ vẩn!”. Nhưng trong ánh mắt của mẹ có chút màu tối thoảng qua như cũng thầm ghen với biển…
Tôi không biết liệu rằng mình có lòng yêu biển như ông bà nội và bố tôi không. Biển đẹp và hấp dẫn. Bình minh trên biển như một bức tranh đa màu sắc khiến mê hoặc lòng người. Biển lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, những cơn gió biển sớm mai trong lành và mát dịu khiến lòng người dễ chịu. Biển đẹp là thế nhưng quả thực nó không có sức hút kì lạ đối với tôi bởi ngắm mãi rồi cũng chán.
Tôi ra biển mỗi khi lòng phiền muộn, muốn tìm đến biển để tìm sự thanh thản trong tâm hồn. Biển đã trở thành người bạn để tôi giãi bày tâm sự, lòng mình cảm thấy dịu nhẹ khi đứng trước biển cả mênh mông rộng lớn. Khi còn học trung học tôi đã có nhiều bài viết cảm xúc, nhiều bài thơ về biển được các thầy cô giáo đánh giá rất cao, đặc biệt là những bài thơ làm về biển được in trên tập san của trường. Lúc ấy, tôi thầm cảm ơn biển - nơi khơi nguồn cảm xúc cho những sáng của tôi. Nhưng mãi về sau này, tôi thấy chúng chỉ là những câu chữ vô hồn, dường như chưa có hơi thở của biển trong ấy…
Chiều nay tôi lại lang thang trên bờ cát, cố tìm những cảm xúc đang trôi dạt đâu đó. Bất chợt tôi bắt gặp một cô gái đang ngồi trên mỏm đá, đôi mắt trong sáng kia dường như đang nhìn xa xăm về phía những con sóng. Tôi mon men gợi chuyện: “Cô làm gì ở đây mà trầm ngâm vậy?”. Cô gái thản nhiên đáp: “Nói chuyện với biển”. Tôi lắc đầu: “Tôi có nghe thấy biển nói gì đâu?”. Cô gái bỗng ngước lên nhìn tôi, ở đôi mắt trong sáng ấy có sự giận dữ: “Người điếc như ông làm sao nghe được”.
Lòng tôi chìm trong khoảng lặng dù xung quanh vẫn đầy sóng và gió. Tôi thảng thốt nhận ra đã bao năm mình sống bên biển nhưng chưa bao giờ nghe được tiếng biển. Tôi chỉ biết ngắm vẻ đẹp bên nài của biển chứ không hòa được hồn mình vào biển, lắng nghe tiếng nói từ thẳm sâu vời vợi của nó, như bà nội tôi, như bố tôi, như cô gái thâm trầm lặng lẽ kia…
Tôi biết mình thật khó có thể nghe được lời của biển khi mình chưa thật sự yêu biển, bởi chỉ những người yêu nhau mới nghe được tiếng thì thầm của lòng nhau…
Dường như biển đang hát…
Biển đã vĩnh viễn giữ ông lại trong thẳm sâu lòng mình. Ông đã ở lại hòa vào trong cái mặn mòi của biển cả bao la. Bà nội tôi bảo: “Ông yêu biển và biển cũng yêu ông. Họ đã hòa làm một rồi đó con ạ…”
Thuở nhỏ, chiều chiều tôi vẫn theo bà ra bãi cát, nơi rừng phi lao vắng bóng người, ngồi ngắm sóng biển. Vốn là một đứa trẻ tinh nghịch nên tôi không ngồi yên một chỗ được lâu, chốc chốc lại chạy nhảy tung tăng trên nền cát mát lạnh, đùa nghịch theo những con sóng vỗ vào bờ. Trong lúc tôi mải rượt theo những cơn gió biển tinh nghịch thì bà vẫn ngồi lặng lẽ, mắt nhìn xa xăm. Dường như bà đang tìm kiếm một điều gì đó nơi những con sóng bạc đầu đang lan dần theo bãi cát. Đôi khi bà kéo tôi vào lòng, mắt như chợt sáng lên: “Cháu nghe thấy gì không?… Ông đang nói chuyện với bà cháu mình đó… Ông đang trò chuyện với bà bằng lời của biển…”. Tôi lắng tai nghe, áp tai mình xuống nền cát biển mà chẳng nghe được gì nài tiếng ì oạp của sóng biển….
Là con cả trong nhà nhưng bố tôi không theo nghề của ông. Bố thi đỗ tú tài rồi đi làm công chức. Nhưng kì lạ thay, dù không ngày ngày gắn bó với biển bằng những chuyến ra khơi như ông nội nhưng bố tôi cũng rất yêu biển. Mấy lần chuyển nhà, bố tôi đều nhất quyết chọn nơi gần biển để ngày ngày được nhìn thấy sóng biển, cảm nhận từng luồng gió mát lành như mang cả cái mặn mòi của biển cả. Mẹ tôi bảo: “Bố mày nghiện tiếng sóng”.
Cũng phải thôi, bố tôi lớn lên không chỉ trong vòng tay ấm áp của bà mà còn trong cả lời ru êm đềm của biển. Biển như chiếc nôi lớn ru bố vào những giấc mơ lấp lánh ánh sao của tuổi thơ. Và vì vậy, dù không nối nghiệp ông nội đi biển, không có những chuyến đi vùng vẫy cùng sóng biển nhưng bố tôi đã coi biển như một phần của cuộc sống. Có lần nhận nhiệm vụ công tác ở một tỉnh trên miền núi, mới hai ngày ông đã quay về bảo: “Nhớ biển quá! Đêm thiếu tiếng sóng không ngủ được…” Mẹ tôi nguýt dài: “Vớ vẩn!”. Nhưng trong ánh mắt của mẹ có chút màu tối thoảng qua như cũng thầm ghen với biển…
Tôi không biết liệu rằng mình có lòng yêu biển như ông bà nội và bố tôi không. Biển đẹp và hấp dẫn. Bình minh trên biển như một bức tranh đa màu sắc khiến mê hoặc lòng người. Biển lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời, những cơn gió biển sớm mai trong lành và mát dịu khiến lòng người dễ chịu. Biển đẹp là thế nhưng quả thực nó không có sức hút kì lạ đối với tôi bởi ngắm mãi rồi cũng chán.
Tôi ra biển mỗi khi lòng phiền muộn, muốn tìm đến biển để tìm sự thanh thản trong tâm hồn. Biển đã trở thành người bạn để tôi giãi bày tâm sự, lòng mình cảm thấy dịu nhẹ khi đứng trước biển cả mênh mông rộng lớn. Khi còn học trung học tôi đã có nhiều bài viết cảm xúc, nhiều bài thơ về biển được các thầy cô giáo đánh giá rất cao, đặc biệt là những bài thơ làm về biển được in trên tập san của trường. Lúc ấy, tôi thầm cảm ơn biển - nơi khơi nguồn cảm xúc cho những sáng của tôi. Nhưng mãi về sau này, tôi thấy chúng chỉ là những câu chữ vô hồn, dường như chưa có hơi thở của biển trong ấy…
Chiều nay tôi lại lang thang trên bờ cát, cố tìm những cảm xúc đang trôi dạt đâu đó. Bất chợt tôi bắt gặp một cô gái đang ngồi trên mỏm đá, đôi mắt trong sáng kia dường như đang nhìn xa xăm về phía những con sóng. Tôi mon men gợi chuyện: “Cô làm gì ở đây mà trầm ngâm vậy?”. Cô gái thản nhiên đáp: “Nói chuyện với biển”. Tôi lắc đầu: “Tôi có nghe thấy biển nói gì đâu?”. Cô gái bỗng ngước lên nhìn tôi, ở đôi mắt trong sáng ấy có sự giận dữ: “Người điếc như ông làm sao nghe được”.
Lòng tôi chìm trong khoảng lặng dù xung quanh vẫn đầy sóng và gió. Tôi thảng thốt nhận ra đã bao năm mình sống bên biển nhưng chưa bao giờ nghe được tiếng biển. Tôi chỉ biết ngắm vẻ đẹp bên nài của biển chứ không hòa được hồn mình vào biển, lắng nghe tiếng nói từ thẳm sâu vời vợi của nó, như bà nội tôi, như bố tôi, như cô gái thâm trầm lặng lẽ kia…
Tôi biết mình thật khó có thể nghe được lời của biển khi mình chưa thật sự yêu biển, bởi chỉ những người yêu nhau mới nghe được tiếng thì thầm của lòng nhau…
Dường như biển đang hát…
Phạm Thị Hoa
Lớp truyền hình K.30A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp truyền hình K.30A2
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận