Chúng ta đang dạy thế hệ trẻ điều gì từ những Lễ hội chọi trâu?

(Sóng trẻ) - Người ta lùa những con trâu khỏe mạnh, sức vóc ra sới để quyết đấu. Tan cuộc, tất cả bọn chúng đều bị mổ thịt trong sự kính phục, trầm trồ của đám đông. Một cuộc đấu vật, một cuộc rượu thịt. Trong một lễ hội mang tầm vóc văn hóa như thế, đã ai nghĩ đến một câu hỏi nghiệt ngã: Chúng ta đang dạy cho thế hệ trẻ điều gì từ những lễ hội chọi trâu đẫm máu đó?

Lễ hội chọi trâu và những nét đẹp nguyên sơ của nó

Ngày 17/2 vừa qua, lễ hội chọi trâu Hải Lựu, một trong những lễ hội chọi trâu cổ nhất Việt Nam vừa chính thức khép lại. Theo Wikipedia, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của con cháu Triệu Đà, nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, Sông lô Vĩnh Phúc để tổ chúc đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để truyền cho quân sĩ tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, quả cảm như các đấu sĩ trâu. Trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm thành hoàng làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó. Truyền rằng các quân được ăn thịt trâu chọi thân hình tráng kiệt sức khỏe hơn người chính vì thế mà người dân Hải Lựu luôn trụ vững trước quân xâm lược.

cf0ad4a6d_trau.jpg

Lễ hội chọi trâu đã từng là một nét đẹp mang cả ý nghĩa vật chất và tinh thần

Thời Lữ Gia, chọi trâu là dịp để quân sỹ giải lao, mở tiệc mừng sau khi thắng trận, xem trâu đấu nhau như một thú tiêu khiển. Không chỉ vậy, những lễ hội như thế còn góp phần củng cố tinh thần chiến đấu của quân sĩ, cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho họ.

Đã có thời, chọi trâu là một nét đẹp văn hóa điển hình của dân tộc Việt. Nhưng cho đến hôm nay, tất cả có còn hoàn toàn đúng?

Thời gian xê dịch, cuộc sống phát triển không ngừng kéo theo những quan niệm thẩm mỹ cũng thay đổi liên tục. Cái đẹp trong lịch sử không thể vĩnh viễn là cái đẹp của đời sống đương đại và chọi trâu chính là một ví dụ.

Những mảng tối của lễ hội chọi trâu ít ai để ý

Cho đến thời điểm này, chưa có một thống kê chắc chắn nào chỉ ra rằng trên mảnh đất chữa S này, mỗi năm có bao nhiêu cuộc chọi trâu được nâng lên thành lễ hội, tiêu tốn bao nhiêu con trâu khỏe mạnh và dân ta đã đổ ra bao nhiêu tiền bạc, thời gian vào những lễ hội như thế.

Thống kê cụ thể thì chưa có, nhưng khép lại lễ hội chọi trâu Hải Lựu vừa qua, BTC cho biết đã có ít nhất 32 chú trâu thiệt mạng. 

Tại một lễ hội chọi trâu, người ta sẽ làm gì? Có thể có nhiều việc, nhưng việc nhiều người mong đợi nhất chính là được “giương mắt” lên nhìn những con trâu khỏe mạnh lao vào cuộc đấu ác liệt. Họ để mặc những con vật húc nhau đến chết ngay trước mắt. Để rồi dù là thắng hay thua, tất cả chúng đều bị xẻ thịt ngay trên sới chọi một cách không thương tiếc.

cf0ad4a6d_dam.jpg

Cuộc đọ sức chỉ khép lại khi ít nhất một trong 2 chú trâu ngã xuống vĩnh viễn

Chúng ta đang hô hào tình yêu thương động vật bằng hàng đống những tranh ảnh, sách vở… thì lại có ngay một lễ hội chọi trâu đi ngược lại tất cả những giá trị đó. Tại sao một cuộc vui từ thời khai sơ lập quốc vẫn còn được lưu truyền cho đến ngay nay? Thời cuộc đã xoay vần biết bao lần, liệu có chăng, tinh thần thượng võ của một dân tộc chỉ còn cách thể hiện qua những màn đấu vật đỏ máu? 

Nếu thế thì trong những lúc quốc gia lâm nguy, không có chọi trâu, dân tộc Việt làm thế nào để thể hiện tính thượng võ, sự đoàn kết. Không có chọi trâu, đời sống văn hóa của người Việt đâu có bị khiếm khuyết.

Xưa kia, Lữ Gia giết trâu chọi để khao quân, củng cố tinh thần chiến sỹ. Còn thời nay, khi cuộc sống vật chất đầy đủ, chúng ta mổ trâu và tranh nhau mua thịt, đẩy mức giá một loại thịt bình thường lên mức cao chóng mặt (có khi lên mức 3 triệu đồng/1 kg) để làm gì? Có ai trong đời sống hiện đại này còn tin rằng, nếu ăn được một chút thịt trâu chọi sẽ có được sức mạnh cường tráng như thời Lữ Gia ngày xưa. Hay tất cả chúng ta đều biết đó chỉ là một sự cuồng tín đến bệnh hoạn nhưng vẫn lao vào, đơn giản vì đó là một phong trào của đám đông?

Xin được nhắc thêm, chất lượng của trâu chọi không phải loại tầm thường, theo nguồn Wikipedia, những con trâu tham gia đấu chọi đều là những con trâu tốt, quý hạng nhất nhì nước. Đó là những "con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng,  cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương....”.

Thay vì trò đấu chọi vô vị, nếu chúng ta đem nhân giống những chú trâu ấy thì thật là “ích nước lợi nhà" biết bao nhiêu!

cf0ad4a6d_giet.jpg

Sau khi cuộc đấu kết thúc, trâu thắng hay thua đều bị xẻ thịt ngay tại sới chọi

Trong cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”, Nguyễn Nhật Ánh đã từng có một ý kiến rất hay khi cho rằng thức ăn nn là những thức ăn quen thuộc, trong đó: lợn, bò, gà là sự lưa chọn thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Vì sao lại không phải là trâu. Hẳn ai cũng hiểu trâu được nuôi để kéo cày, để làm bạn với người nông dân trên những mảnh ruộng, đem lại lúa gạo, hoa màu mỗi khi mùa về.

Một quốc gia khai sinh cùng nền nông nghiệp trồng lúa nước sao lại có thể thích xem màn giết chóc của những con trâu đến vậy? Một đất nước đã mất cả ngàn năm để lựa lấy cho mình loại thức ăn phù hợp, tại sao lại có lúc đổ xô đi mua thịt con vật yêu quý của mình như thế? Chúng ta đang làm gì? Chúng ta đang thể hiện tinh thần thượng võ, tự tôn dân tộc hay đó chỉ là cái bóng để núp danh cho thói ăn chơi trác táng, cá độ, đua đòi?

Nhắc về chuyện cá độ, xin dẫn lại báo Dân Trí ngày 09/09, số tiền cá độ cho mỗi kháp đấu có thể lên tới 20-30 triệu đồng. Nhưng đó là con số mà phóng viên quan sát được ở một vài người (quá ít chẳng cần giấu diếm). Còn trên  thực tế, con số ấy là bao nhiêu thì không ai có thể biết được.

Nhưng khoan hãy nói về những màn cá độ, tiêu hao tiền của, chỉ riêng việc người ta mổ xẻ thịt trâu ngay trên sới chọi, sau khi cuộc đấu vừa kết thúc trước biết bao nhiêu con mắt đã là việc không thể chấp nhận được. Chúng ta nghĩ sao khi coi việc cổ xúy cho kích động bạo lực hành hạ con vật (để mua vui dẫu nhân danh bất cứ cái gì) rồi tắm máu (giết, ăn ngay những đối tượng mới đó là niềm vui khôn xiết của hàng vạn con người) là một nét đẹp văn hóa đáng trọng.

Hàng triệu trẻ em nhìn thấy cảnh mổ xẻ ấy, liệu chúng có bị ám ảnh hay không. Rồi thông qua các kênh truyền thông, chúng ta đang dạy gì cho trẻ em từ lễ hội này hay là  từ thuở nhỏ chúng đã được chăm sóc, hướng dẫn rằng lòng căm thù giặc là không khi nào kết thúc...

Chọi trâu ngày nay rõ ràng đang bị biến tướng, thiên lệch, trở thành một cổ tục. Nguyên nhân cho những sai lầm trong lễ hội này không phải vì áp lực kinh tế thị trường gây ra mà phải nhận chân rằng chính cách hiểu lệch lạc về văn hóa, cách giáo dục cưỡng bức những sai lầm là một trong những nguyên nhân tạo nên những điều tồi tệ ấy.

Nếu có ai đã từng vui thú với một cuộc chọi trâu, trong lúc ngắm nhìn những con trâu vật lộn để bảo toàn mạng sống và chiến thắng kẻ thù, xin hãy dành ra một phút để nghĩ xem, chúng ta đang truyền lại cho thế hệ trẻ điều gì từ những lễ hội như thế?

Trương Thu Hường











Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN